Sầu Riêng Trồng Ở Tiền Giang Đạt Giá Cao Nhất Từ Trước Đến Nay

Những ngày đầu tháng 11/2014, nông dân vùng chuyên canh sầu riêng ở Tiền Giang phấn khởi bởi loại quả đặc sản này có giá kỷ lục từ trước đến nay.
Theo ông Trần Văn Bé Tư, Bí thư Đảng ủy xã Tam Bình (huyện Cai Lậy), vùng chuyên canh sầu riêng lớn của tỉnh, giá sầu riêng thương lái thu mua trên dưới 70.000 đồng/kg đối với giống sầu riêng Mong Thong, trên 60.000 đồng/kg đối với giống sầu riêng Ri 6, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với tháng trước.
Ông Nguyễn Văn Lâm, một nông dân sản xuất giỏi tại địa phương, cho biết gia đình vừa thu hoạch hai công sầu riêng (0,2ha) với sản lượng khoảng 8 tấn. Giá bán bình quân là 70.000 đồng/kg, thu về 560 triệu đồng, trừ chi phí lãi 500 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo ông Lâm, hiện là thời điểm nghịch vụ nên sản lượng sầu riêng còn ít, những hộ trúng mùa như ông không nhiều lắm. Dự kiến, khoảng 1 tháng tới, sầu riêng mới đến kỳ thu hoạch rộ.
Thời gian qua, Tiền Giang đã xây dựng được vùng trồng chuyên canh sầu riêng khoảng 7.000ha tập trung tại các xã ven sông Tiền thuộc huyện Cai Lậy và thị xã Cai Lậy. Trong đó, khoảng 6.000ha đang cho trái.
Gần đây, áp dụng kỹ thuật xiết nước và thâm canh khoa học, nông dân vùng trồng sầu riêng chủ động thu hoạch rải vụ quanh năm tránh tình trạng trúng mùa, mất giá.
Với năng suất bình quân 20 tấn/ha và giá hiện nay, nông dân có sầu riêng thu hoạch đúng thời điểm này đạt giá trị sản lượng 1,2-1,4 tỷ đồng/ha, sau khi trừ chi phí lãi không dưới 1 tỷ đồng. Những nông dân sản xuất giỏi có thể đạt năng suất đến 40 tấn/ha, thu nhập cao gấp đôi.
Related news

Dù mới nuôi chim trĩ đỏ nhưng anh Trương Thừa Vũ (30 tuổi) ở thôn 5, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã có thu nhập khá cao.

Tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề giải pháp nâng cao tính bền vững của mô hình canh tác lúa – tôm vùng ĐBSCL do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu tổ chức mới đây, nhiều đại biểu nhận định, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm là mô hình sản xuất “thông minh”, bền vững.

Nhằm đẩy mạnh thực hiện công tác bảo vệ môi trường nông thôn (BVMT), Hội Nông dân (ND) tỉnh Bình Định đã xây dựng Đề án “Hội ND tham gia BVMT nông thôn và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020”, “Xây dựng chi hội xanh-sạch-đẹp”.

Tốt nghiệp đại học nhưng Nguyễn Thị Linh (25 tuổi, ở thôn Tiên Kha, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh. TP.Hà Nội) quyết định không vất vả đi xin việc mà tự mày mò, học hỏi để lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, tạo việc làm cho bà con trong xã.

Các DN sản xuất mía đường ở khu vực ĐBSCL đang đẩy mạnh liên kết theo chuỗi với nông dân để ổn định vùng nguyên liệu trước các tác động của biến đổi khí hậu và áp lực cạnh tranh từ đường nhập lậu.