Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sầu Riêng Trồng Một Lần, Thu Hoạch Được 60 Năm

Sầu Riêng Trồng Một Lần, Thu Hoạch Được 60 Năm
Publish date: Thursday. June 20th, 2013

Một cây sầu riêng ít nhất cũng cho ta từ 20-70 trái. Nếu được chăm sóc tốt, có cây sầu riêng còn cho ta từ 200-500 trái/năm. Sầu riêng trồng 1 lần nhưng cho ta thu hoạch liên tục trong 50-60 năm.

Mùa này, sầu riêng từ phía Nam ùn ùn chở ra miền Bắc. Khắp các phố phường của Hà Nội, đi đâu cũng ngửi thấy mùi sầu riêng, nó được bày bán ở khắp nơi. Sầu riêng là loại quả quý nhưng rất dễ bán. Thế nhưng, giá có rẻ đâu!

Một cây sầu riêng ít nhất cũng cho ta từ 20-70 trái. Nếu được chăm sóc tốt, có cây sầu riêng còn cho ta từ 200-500 trái/năm. Mỗi trái có thể nặng từ 1,5-4kg, có trái còn nặng tới 8kg. Sầu riêng trồng 1 lần nhưng cho ta thu hoạch liên tục trong 50-60 năm. Vậy, nếu ai có được một vườn sầu riêng tốt thì có thể... sống sung túc suốt đời!

Sầu riêng là loại cây ăn trái đặc sắc ở vùng Đông Nam Á. Có người nghiện sầu riêng do vị ngọt và mùi thơm độc đáo của nó. Tuy nhiên, cũng có những người lại không chịu nổi mùi của sầu riêng. Sầu riêng có nguồn gốc từ Malaysia và Indonesia. Nó lan dần sang Philippines, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Một số vùng nóng ẩm khác trên thế giới cũng có sầu riêng. Tuy nhiên, Đông Nam Á là nhiều sầu riêng nhất.

Sầu riêng là cây thân gỗ. Nó có thể cao từ 20-40m. Thân thẳng dạng cột, phân nhánh thấp, tán lúc nhỏ giống như cây thông. Ở Tây Nguyên, nhiều nhà trồng xen sầu riêng trong vườn cà phê. Họ dùng sầu riêng làm cây che tán cho cà phê. Sầu riêng là cây nhiệt đới điển hình. Nó chỉ trồng ở phía Nam, không đưa ra Bắc được. Hiện nay sầu riêng được trồng nhiều ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Người ta còn đưa sầu riêng ra tận Khánh Hòa, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế. Nó cũng mọc tốt và cho nhiều quả nhưng mùi thơm lại bớt dần. Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng sầu riêng là từ 22-36 độ C. Lạnh quá hoặc nóng quá đều không thích hợp với nó.

Sầu riêng là cây cần nhiều nước nhưng lại không chịu được úng. Nó chịu hạn cũng kém. Do đó, những vùng có lượng mưa từ 2.000-3.000mm/năm mà được phân bố đều là nơi thích hợp cho sầu riêng.

Khi cây còn nhỏ, sầu riêng thích được che tán, nhưng khi cây lớn, nó lại cần được chiếu sáng nhiều để quang hợp. Vì vậy, không nên trồng quá dày. Nên trồng sầu riêng vào những nơi có đất thịt, đất thịt phù sa, đất phù sa hay đất đỏ bazan. Đất phủ có tầng canh tác dày và thoát nước tốt. Mực nước ngầm nên từ 1-1,2m, pH từ 5-7. Người ta thường trồng sầu riêng vào đầu hoặc giữa mùa mưa, khoảng tháng 6-9. Nếu trồng vào nơi đất không có độ dốc thì ta nên lên liếp và đào rãnh ở xung quanh. Khi trồng nhớ bón lót trước cho mỗi hốc từ 10-15kg phân hữu cơ hoai mục và 0,1kg vôi bột.

Hiện nay có nhiều giống sầu riêng. Ở ta nổi tiếng có giống sầu riêng cơm vàng (Ri-6), giống sầu riêng khổ qua và một số giống sầu riêng nhập nội (như Xani, Mon thong...). Ta cần chọn những giống phù hợp với địa phương và cho hiệu quả cao. Sầu riêng được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép; sau khi ghép 4-6 tháng, khi mầm ghép đã phát triển tốt thì ta có thể đưa đi trồng.

Chú ý, khi bứng cây, tránh làm đứt rễ và vỡ bầu. Trồng xong nên cắm cọc và buộc giữ để cây không bị long gốc. Sầu riêng trồng sau 3-4 năm sẽ cho trái, phải chú ý bón đủ phân và thụ phấn bổ sung cho cây. Cần phòng tránh sâu bệnh, đặc biệt là bệnh nứt thân xì mủ...


Related news

Nhu Cầu Thức Ăn Thủy Sản Toàn Cầu Sẽ Tăng 11,4% Mỗi Năm Nhu Cầu Thức Ăn Thủy Sản Toàn Cầu Sẽ Tăng 11,4% Mỗi Năm

Theo một báo cáo mới của công ty Transparency Market Research về xu hướng và dự báo thị trường thức ăn thủy sản, nhu cầu thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ tăng 11,4%/năm trong thời kỳ từ 2013-2019.

Thursday. April 3rd, 2014
Thách Thức Sản Xuất Nông Nghiệp Thách Thức Sản Xuất Nông Nghiệp

Trong bối cảnh lúa gạo tồn đọng lớn, giá cả sụt giảm mạnh, cuộc sống hàng triệu nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đang gặp khó khăn, có lẽ những người thường có ý kiến “phải bảo vệ diện tích đất trồng lúa” cũng phải đắn đo. Đã đến lúc cần có cái nhìn toàn diện về chiến lược phát triển cây lúa, có giải pháp đồng bộ thay vì chỉ tập trung vào mũi xuất khẩu gạo để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao thu nhập nông dân.

Thursday. April 3rd, 2014
Thực Trạng Và Giải Pháp Nguồn Nhân Lực Trong Khai Thác Thủy Sản Thực Trạng Và Giải Pháp Nguồn Nhân Lực Trong Khai Thác Thủy Sản

Về chất lượng nguồn lao động biển cũng là một vấn đề rất đáng suy nghĩ. Lao động biển hiện nay có trình độ văn hóa thấp hơn so với lao động ở các ngành nghề khác.

Thursday. April 3rd, 2014
Cá Ngừ Đánh Bắt Trong Nước Không Thể Xuất Khẩu Cá Ngừ Đánh Bắt Trong Nước Không Thể Xuất Khẩu

Một lượng lớn cá ngừ đại dương của ngư dân không xuất khẩu được, trong khi đó các doanh nghiệp lại phải nhập khẩu cá ngừ đại dương từ các nước khác để tái xuất.

Thursday. April 3rd, 2014
Việt Nam Đặt Mục Tiêu Xuất Khẩu Cá Ngừ Đạt 560 Triệu USD Việt Nam Đặt Mục Tiêu Xuất Khẩu Cá Ngừ Đạt 560 Triệu USD

Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đại dương hiện đứng thứ 3 sau tôm và cá ba sa. Nhưng nếu cải tiến khâu đánh bắt, bảo quản, chế biến đúng tiêu chuẩn, giá trị xuất khẩu của loài cá này có thể tăng gấp 10 lần.

Thursday. April 3rd, 2014