Home / Cây công nghiệp / Cà phê

Sâu đục thân hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ

Sâu đục thân hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ
Author: Ánh Nguyệt - Công Luật - Phạm Cường
Publish date: Friday. June 15th, 2018

Sâu đục thân hại cây cà phê hoạt động quanh năm và phát triển mạnh ở những khu vực có nhiệt độ cao, nhiều ánh sáng 

Có 2 loại sâu đục thân hại cây cà phê là sâu đục thân mình trắng và sâu đục thân mình hồng. Sâu đục thân hoạt động quanh năm và phát triển mạnh ở những khu vực có nhiệt độ cao và nhiều ánh sáng.

Bón phân đầy đủ để cây phát triển tốt, tăng sức đề kháng cho cây 

* Sâu đục thân mình trắng:

Sâu đục thân mình trắng là một loại xén tóc nhỏ có màu xanh đen. Con trưởng thành đẻ trứng rải rác hoặc đẻ thành cụm vào những vết nứt của cành hoặc than cây. Sau khi nở, sâu non đục vào gỗ, rồi đục ngoằn ngoèo quanh vòng cây, tiện ngang các mạch gỗ. Sâu thường gây hại nặng vào tháng 4, 5 và tháng 10, 11. Cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại thì toàn bộ lá ngọn bị vàng héo, các lá phía dưới còn xanh tốt, cây mọc thêm nhiều chồi thân. Trên thân có những đường lằn nổi lên theo vòng, vỏ bị nứt nẻ, có những lỗ đục đường kính 2 - 3 mm. Cây dễ bị gãy gục tại chỗ bị sâu đục.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun trừ, chú ý phun ướt đều toàn bộ cây, đặc biệt phun kỹ thân cây và phun vào sáng sớm hoặc chiều mát 

* Sâu đục thân mình hồng:

Sâu đục thân mình hồng là loài bướm trắng với nhiều chấm nhỏ màu xanh biếc hoặc màu xanh đen, thân dài 20 - 30 mm, màu đỏ và được phủ bằng lớp lông trắng. Sâu non dài 30 - 50mm, màu hồng. Bướm cái đẻ trứng vào vỏ cây, sâu non đục vào giữa thân cây và đùn mạt cưa ra ngoài. Cây bị hại dễ bị gãy ngang. Sâu thường phá hại thân, hoặc cành cấp 1, cấp 2. Sâu có thể phá hại từ cây này sang cây khác hoặc cành này sang cành khác, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, thậm chí gây chết cây, sâu thường gây hại ở cây có tán không cân đối, những vườn không có cây che bóng.  * Biện pháp phòng trừ: - Đối với vườn cà phê đang bị sâu đục thân phá hại, cần cưa bỏ những đoạn cành, thân cây có sâu đục thân hại, đốt hoặc chẻ thân cây ra, thu sâu non để diệt. Dùng bẫy để bắt con trưởng thành (bướm, xén tóc) và tiêu diệt vào đầu mùa mưa. - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun trừ. Trồng cây che bóng và cắt tỉa cành làm giảm cường độ ánh sáng và cây có bộ tán cân đối. 


Related news

Kỹ thuật chăm sóc cà phê đầu mùa mưa Kỹ thuật chăm sóc cà phê đầu mùa mưa

Hiện nay mùa mưa đã bắt đầu trên Tây Nguyên nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng, đây cũng là lúc các cây trồng tăng trưởng nhanh cành, chồi và quả.

Wednesday. November 1st, 2017
Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối

Trong chuỗi quy trình chăm sóc thâm canh cây cà phê thì bón phân là một khâu đóng vai trò quan trọng đến hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh cây cà phê.

Wednesday. November 1st, 2017
Giống cà phê mới năng suất cao Giống cà phê mới năng suất cao

Giống cà phê mới năng suất cao, thời gian chín của cây này muộn hơn các cây khác khoảng 1 tháng, chịu hạn tốt và ít sâu bệnh.

Saturday. November 4th, 2017
Nguyên nhân và giải pháp khắc phục cây cà phê ra hoa sớm Nguyên nhân và giải pháp khắc phục cây cà phê ra hoa sớm

So với khoảng 10 năm về trước thì hiện nay thời tiết, khí hậu có nhiều thay đổi theo chiều hướng bất thuận đối với sản xuất nông nghiệp nói chung

Saturday. November 4th, 2017
Rệp sáp hại rễ cà phê và biện pháp phòng trừ Rệp sáp hại rễ cà phê và biện pháp phòng trừ

Trong những loài rệp sáp hại cà phê tại Tây Nguyên, loài rệp sáp Planococcus lilacinus Cockerell là một trong những loài gây hại rễ cà phê quan trọng nhất

Saturday. November 18th, 2017