Home / Cây công nghiệp / Cà phê

Sâu đục thân hại cà phê và biện pháp phòng trừ

Sâu đục thân hại cà phê và biện pháp phòng trừ
Author: Hà Văn Lán - Trần Danh Sửu
Publish date: Tuesday. September 4th, 2018

Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat) là một trong những loại sâu hại chủ yếu trên cây cà phê. Chúng thường đục cành cà phê khiến cây bị chết gục tại chỗ.

Vết đục của sâu đục thân mình trắng

- Triệu chứng gây hại: Cây cà phê bị sâu đục thân thường có lá màu vàng, hơi héo. Do đường đục chạy vòng quanh thân nên ở những cây bị nặng khi gặp gió to rất dễ gãy ngang nơi có vết đục.

Sâu đục thân mình trắng thường gây hại nặng ở các vườn cà phê ít rậm rạp, cây thưa lá, già cỗi, hở thân, thiếu cây che bóng. Chúng thường xuất hiện quanh năm nhưng cực kỳ ưa thích nhiệt độ cao và ánh sáng nhiều nên thường phát sinh mạnh vào tháng 4, tháng 5 hoặc tháng 10 tháng 11.

- Tác nhân gây hại: Sâu đục thân mình trắng có vòng đời trong mùa đông là 200 đến 211 ngày, còn nếu sống trong thời tiết mùa hè thì thời gian sinh trưởng của sâu được rút ngắn lại chỉ từ 126 đến 176 ngày.

Sâu đục thân trưởng thành là một loại xén tóc nhỏ, thân mình thường có màu xanh đen. Con trưởng thành thường đẻ trứng tại vị trí những cành thưa lá, đặc biệt là những cây ít cành, chúng thường đẻ vào các vết nứt của đoạn cành. Khi nở, sâu non đục sâu vào gỗ, tiếp tục đi sâu vào trong thân cây. Sâu non thường có thân mình màu trắng, không có chân và trên thân thường có xuất hiện nhiều đốt. Sâu non có đường đi không nhất định, chúng có thể đục lòng vòng trong thân cây và phá hủy các mạch gỗ trong thân cây.

- Phát sinh, phát triển và gây hại của sâu đục thân mình trắng: Sâu non đục vào vỏ cây thành đường vòng quanh thân và còn ở trong lớp vỏ cây từ 20 - 30 ngày mới đục vào lõi gỗ làm cho chỗ vỏ đó phình lên. Sâu non đục vào thân gỗ tạo thành các đường đi lên hoặc đi xuống, đục đến đâu đùn phân ra phía sau lấp đường đục đến đó.

Sâu đục thân trưởng thành và nhộng

- Biện pháp phòng trừ

+ Trồng giống thấp cây, phân cành sớm (Catimo, Catura), với mật độ hợp lý (5.000 - 5.500 cây/ha), để 2 - 3 thân cây trên hố. Chăm sóc tỉa cành tạo tán hợp lý để cây sinh trưởng và phát triển tốt, tán cây cân đối sẽ hạn chế khả năng hấp dẫn các con trưởng thành đẻ trứng vào thân.

+ Thường xuyên vệ sinh vườn, thu gom và tiêu huỷ cây bị hại để diệt sâu non. Tại các ruộng bị nặng cần chặt, đốt cây bị hại từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau để tiêu diệt các con trưởng thành ngủ đông.

+ Có thể phun các loại thuốc lên cây: Padan 95 SP (0,75 - 1,5 kg/ha), Diazan 50ND (1,5 l/ha), Vibaba 50ND; phun phủ đều một lượt thân cây. Thời gian phun vào tháng 4, 5 và tháng 10, 11 hàng năm.


Related news

Vàng và rụng lá cà phê: Nguyên nhân, giải pháp khắc phục Vàng và rụng lá cà phê: Nguyên nhân, giải pháp khắc phục

Thiếu một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu sẽ dẫn tới cà phê vàng lá, rụng lá, rụng trái.

Tuesday. July 24th, 2018
Bón phân NPK Ninh Bình cho cà phê Tây Nguyên Bón phân NPK Ninh Bình cho cà phê Tây Nguyên

Cà phê là loại cây trồng có nhu cầu phân bón và trình độ thâm canh cao để đạt được năng suất cao, chất lượng tốt; trong đó yếu tố phân bón được xếp hàng đầu...

Thursday. August 30th, 2018
Rệp hại cà phê và biện pháp phòng trừ Rệp hại cà phê và biện pháp phòng trừ

Rệp vảy xanh (Coccus viridis) và rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica) là tác nhân gây hại khá phổ biến và nghiêm trọng đối với cây cà phê.

Thursday. August 30th, 2018