Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Sâu Đục Thân Bướm Hai Chấm

Sâu Đục Thân Bướm Hai Chấm
Publish date: Tuesday. July 19th, 2011

(Tên khoa học: Scirpophaga incertulas Walker)

Thuộc: Họ: Pyralidae Bộ: Lepidoptera

Đặc điểm hình thái:

- Trứng hình đẻ thành ổ hình bầu dục, trên mặt phủ lớp lông màu vàng nhạt, ở giữa nhô lên. Mới đẻ trứng có màu trắng, sau chuyển ngà vàng, sắp nở màu đen.

- Sâu non đẫy sức màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Chân bụng ít phát triển, móc bàn chân bụng có 28 cái xếp thành hình elip.

- Nhộng: con cái có chân sau dài hết đốt bụng 5, còn con đực có chân sau dài tới đốt bụng 8. Nhộng mới hóa có màu trắng sữa, sau chuyển màu vàng nhạt.

- Con trưởng thành:

+ Ngài đực có đầu ngực và cánh trước màu nâu vàng nhạt hình tam giác; giữa cánh có một chấm đen; từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ; mắt kép, to đen.

+ Ngài cái có thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen.

Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:

Vòng đời của sâu đục thân bướm 2 chấm từ 54-66 ngày. Nhiệt độ từ 19-25oC có:

+ Thời gian trứng: 8-13 ngày.

+ Thời gian sâu non: 36-39 ngày.

+ Thời gian nhộng: 12-16 ngày.

+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 3 ngày.

Ngài của sâu đục thân bướm 2 chấm có tính hướng sáng mạnh, vũ hóa về đêm và sau đó giao phối ngay trong đêm đó và đêm sau có thể đẻ trứng, ban ngày ẩn nấp, bị khua động thì bay sang cây khác. Ngài cái hoạt động mạnh từ 19-20 h, ngài đực từ 23-1 h sáng. Mỗi ngài cái đẻ từ 1-5 ổ trứng (có 100-150 quả trứng/ổ). Một năm sâu đục thân bướm 2 chấm phát sinh 6-7 lứa. Điều kiện nhiệt độ ấm nóng và ẩm độ cao thích hợp cho sâu phát sinh gây hại.

Sâu non xâm nhập vào bẹ lá vào thân cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm dảnh vô hiệu và bông bạc, ảnh hưởng đến cây lúa và năng suất lúa. Nhộng làm ổ bên trong thân lúa và bướm vũ hóa từ đấy.

Sâu đục thân bướm hai chấm thường phát sinh gây hại nặng ở vụ lúa xuân muộn và mùa chính vụ. Các tỉnh Miền Nam và Miền Trung gây hại ở tất cả các vụ lúa, còn các tỉnh Miền Bắc thi những năm mùa đông rét đậm kéo dài, vụ mùa khô hạn thì thường phát sinh nặng. Sâu phân bố khắp các vùng trồng lúa trong nước và trên thế giới.

Phòng trừ bằng cách:

● Bón cân đối NPK, không nên bón quá nhiều đạm và bón đạm kéo dài.

● Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp. Sau khi gặt lúa, cày lật gốc rạ, phơi ải hoặc ngâm nước (làm dầm) để diệt nhộng.

● Dùng các biện pháp thủ công: ngắt dảnh héo, ổ trứng; bẫy đèn đồng loạt bắt bướm…

● Diệt trừ bằng thuốc hoá học lưu dẫn và nội hấp trừ sâu như: Padan 95SP, Gegent 800WP...


Related news

Triển vọng giống lúa thuần mới TBR279 Triển vọng giống lúa thuần mới TBR279

Hội thảo đầu bờ nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất trình diễn giống lúa thuần mới TBR279 trong vụ đông xuân 2017-2018 tại thôn Vân Quật (xã Duy Thành).

Monday. April 23rd, 2018
Nàng Thương 9 là giống lúa chủ lực tại Quảng Ngãi Nàng Thương 9 là giống lúa chủ lực tại Quảng Ngãi

Giống lúa Nàng Thương 9 của Cty CP tập đoàn Điện Bàn đang chứng minh được những ưu điểm so với các giống lúa khác trồng cùng thời điểm.

Wednesday. May 2nd, 2018
Phân lân nung chảy Ninh Bình giúp trồng lúa tăng lợi nhuận Phân lân nung chảy Ninh Bình giúp trồng lúa tăng lợi nhuận

Sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình có hiệu quả, nhất là những vùng đất nhiễm phèn, mặn, tác dụng cải tạo đất tốt, giảm được lượng phân bón thúc

Wednesday. May 2nd, 2018
Phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa xuân 2017 Phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa xuân 2017

Để bảo vệ an toàn cho sản xuất lúa vụ xuân và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh đạo ôn gây ra, bà con cần chủ động áp dụng các biện pháp sau

Tuesday. May 8th, 2018
Chăm sóc đúng, đủ cho cây trồng vụ xuân Chăm sóc đúng, đủ cho cây trồng vụ xuân

Thời tiết ấm thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, nhưng dự báo những khó khăn trong phòng, chống sâu bệnh và khâu chăm sóc, tránh trổ bông sớm

Wednesday. May 9th, 2018