Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Khuyến cáo cách xử lý bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa

Khuyến cáo cách xử lý bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa
Author: Huỳnh Sử
Publish date: Thursday. April 5th, 2018

Khi phát hiện lúa có nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nên nhổ vùi những cây lúa bị bệnh xuống ruộng; những ruộng bị bệnh nặng, không có khả năng phục hồi nên tiêu hủy để tránh lây lan ra diện rộng.

Người dân cần thường xuyên thăm đồng để sớm phát hiện và xử lý lúa có nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Ảnh: TTXVN

Trước tình hình dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá có nguy cơ lây lan trên diện rộng, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo các địa phương, ngành chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền; khuyến cáo nông dân theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy nâu trên đồng; hướng dẫn nông dân phun thuốc đặc trị khi mật số rầy cao từ 3 -5 con/tép, không để xảy ra cháy rầy. 

Đồng thời, vận động nông dân thường xuyên thăm đồng, khi phát hiện lúa có nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tỷ lệ còn ít thì nên nhổ vùi những cây lúa bị bệnh xuống ruộng; những ruộng bị bệnh nặng, không có khả năng phục hồi nên tiêu hủy để cắt đứt nguồn bệnh, tránh lây lan ra diện rộng. 

Bên cạnh đó, ngành chuyên môn khuyến cáo nông dân sử dụng một số loại phân bón trung vi lượng có chứa hàm lượng Canxi, Silic, Bo hoặc các sản phẩm như: Comcat 150WP, Plastimula 1SL,… để tăng cường khả năng chống chịu bệnh cho cây lúa. 

Về lâu dài, đặc biệt ở những vụ lúa sau, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu yêu cầu nông dân duy trì và phát huy hiệu quả vai trò của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây lúa; cử cán bộ giám sát đồng ruộng, nắm chắc tình hình phát sinh gây hại của rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá; hướng dẫn nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), giảm mật độ gieo sạ và lượng phân đạm… 

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, vụ Đông Xuân 2017 – 2018, nông dân trong tỉnh gieo cấy được hơn 48.000 ha. Tuy nhiên, có nhiều nông dân mua nhầm giống lúa kém chất lượng, hạn chế về kỹ thuật, thời tiết bất lợi, rầy nâu tấn công dẫn đến bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xuất hiện trên diện rộng. 

Điều nông dân lo lắng ở đây, hiện bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xuất hiện rải rác ở khắp các địa phương, kể cả trà lúa trên đất nuôi tôm- đây là diện tích lúa rất ít xảy ra bệnh. Theo nhà nông cho biết, nhiều khả năng vụ lúa Đông Xuân năm nay họ gieo cấy giống lúa kém chất lượng, đặc biệt là các loại giống lúa lai 27P53, KC06-01, đây là 2 giống lúa trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm, chưa được cấp phép lưu hành nhưng vẫn được bán ra thị trường, nông dân sản xuất lỗ nặng. 

Theo báo cáo, tính đến đầu tháng 4, trên địa bàn tỉnh có hơn 460 ha lúa nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, trong đó nhiễm nặng hơn 60ha, nhiễm trung bình hơn 110 ha. Phần lớn diện tích nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá có hiện tượng làm nghẹn đòng không trổ thoát được, làm giảm năng suất trung bình từ 5-10%, riêng diện tích nhiễm bệnh nặng giảm năng suất hơn 70%./.


Related news

Kỹ thuật bón thúc NPK Ninh Bình cho lúa xuân Kỹ thuật bón thúc NPK Ninh Bình cho lúa xuân

Đến thời điểm này các địa phương đang khẩn trương chăm bón lúa. Một trong các biện pháp có tính quyết định đến năng suất lúa...

Thursday. March 29th, 2018
Chủ động ứng phó bệnh đạo ôn Chủ động ứng phó bệnh đạo ôn

Tọa đàm quản lý bệnh đạo ôn - đây là một chương trình trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về quản lý đạo ôn và các dịch hại khác trên cây lúa

Friday. March 30th, 2018
Đòng trổ đóng vai trò quyết định năng suất Đòng trổ đóng vai trò quyết định năng suất

Hạt lép, hạt lem, lúa nhẹ ký và mất phẩm chất khi thu hoạch là điều mà bất kỳ một nhà nông nào cũng không muốn chúng hiện diện trên ruộng lúa của mình.

Thursday. April 5th, 2018