Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Chăn Nuôi Dê

Phát Triển Chăn Nuôi Dê
Publish date: Monday. October 28th, 2013

Cùng với con trâu, con bò và gắn với đồng ruộng, những năm gần đây xã Hòa Mục (Chợ Mới - Bắc Kạn) đã có sự đổi thay rõ rệt trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy thế mạnh đồi rừng, cuộc sống của bà con đã có sự chuyển biến rõ rệt.

Đặc biệt, phát triển kinh tế hộ gia đình đã và đang được người dân nơi đây thực hiện có hiệu quả trong đó phát triển đàn dê là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ 4 con dê giống ban đầu, sau gần 4 năm ngoài thu nhập từ bán tỉa thì đàn dê của gia đình anh Mông Văn Tuấn luôn duy trì tổng đàn hơn 30 con.

Đã manh mún từ rất lâu, nhưng thật sự phát triển mạnh vào khoảng 3 năm trở lại đây khi nhận thấy thị trường ưu chuộng. Từ tự phát mỗi gia đình nuôi từ 2-5 con thì giờ các hộ đã chú trọng trong việc phát triển đàn, chăm sóc… ở Hòa Mục tổng đàn dê có hơn 400 con, tập trung chủ yếu ở thôn Bản Giác, người dân ở thôn này mang dê lên nuôi ở những khu vục núi đá, vùng chũng cao của thôn Tân Khang, Mỏ Khang để làm trang trại.

Dê được nuôi dưới hình thức chăn thả, chủ yếu là giống dê địa phương thích nghi với khí hậu khắc nghiệt và ít bệnh tật. Dê nuôi khi trưởng thành có trọng lượng từ 30-45kg đối với dê cái, còn đối với dê đực trọng lượng có thể đạt từ 45-70kg.

Khi mới sinh dê con chỉ nặng từ 1,7- 2,8kg nhưng sau 6 tháng nuôi có thể nặng từ 17- 24kg. Là động vận ăn tạp và có ý thức rất tốt, nếu chăn thả đúng giờ giấc trong một thời gian ngắn dê có thể tự biết về chuồng đúng giờ. Trên thị trường hiện nay, dê thịt được bán với giá trên dao động từ 110-130 nghìn đồng/kg. Một năm dê đẻ 2 lứa mỗi lứa khoảng 2 con và trong vòng 4 tháng trở đi cỏ thể bán; từ vài con dê ban đầu một năm người dân cũng có khoản thu lớn.

Men theo con đường mòn nhỏ (đoạn cây số 15 từ Hòa Mục đi Bắc Kạn) chúng tôi đến thăm trang trại nuôi dê của gia đình anh Mông Văn Tuấn, thôn Bản giác cao cách mặt đường Quốc lộ 3 khoảng 20m. Gia đình anh nuôi dê bắt đầu nuôi dê từ năm 2010, từ 4 con giống ban đầu có lúc cao điểm đàn dê lên đến hơn 40 con to nhỏ.

Khu trang trại của gia đình anh ở chủ yếu là đá, chỉ có thể trồng chuối với nuôi dê, anh Tuấn chia sẻ: khu trang trại này tách biệt nên đàn dê không mấy khi bị dịch bệnh, nhờ đàn dê này mà gia đình có nguồn thu nhập, cứ 6-7 tháng là xuất chuồng một lần, chủ yếu bán con đực, con cái giữ lại để nhân thêm đàn, cứ năm một là phải đổi con đực giống. Mỗi lần bán thì gia đình thường bán 4-10 con một lúc, tư thương đến tận nhà mua, giá 110 nghìn/kg.

Dê núi có đặc điểm đi rất nhanh, trong thời gian đầu, người nuôi phải chú ý thả và lùa dê về chuồng đúng giờ đã định, thường là từ 2 - 7 giờ chiều mỗi ngày nhằm tạo thói quen ăn uống cho dê. Quá trình này sau khoảng thời gian sẽ có đàn dê nuôi thả rất dễ dàng, đơn giản và tiết kiệm được thời gian.

Với đầu ra và giá cả ổn định, đầu tư vốn ban đầu không lớn như những loại hình chăn nuôi khác, thời gian sinh trưởng, phát triển từ lúc đẻ đến lúc xuất chuồng ngắn nên nuôi dê đã và đang là cách làm hiệu quả giúp nhiều người dân xã Hòa Mục có thêm nguồn thu nhập đáng kể. Ông Vi Văn Cừu, Phó chủ tịch xã Hòa Mục cho biết: nhằm chọn lọc đàn dê địa phương để tạo ra đàn dê cái nền có khả năng sinh sản cao thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, năm 2011 xã Hòa Mục được hưởng lợi từ dự án “Nghiên cứu cải tạo giống dê tại tỉnh Bắc Kạn” với 10 con đực ban đầu, đến nay kết quả ban đầu cũng cho thấy đây là hướng mở cho người dân, bởi con lai giữa dê địa phương và giống dê của dự án có sự sinh trưởng, phát triển về thể trọng cao hơn so với dê địa phương.

Từ thực tế thấy rõ, nuôi dê đang là hướng đi đúng giúp bà con có thu nhập, nhưng chưa thực sự được nhân rộng ra nhiều địa phương. Cần hơn nữa sự giúp đỡ từ các phòng ban chức năng hướng dẫn, tuyên truyền, vận động bà con trong kĩ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh… để bà con yên tâm đầu tư xây dựng, phát triển đàn dê.


Related news

Nấm rơm vào vụ giá cao Nấm rơm vào vụ giá cao

Tận dụng nguồn rơm sẵn có ở địa phương, sau khi thu hoạch lúa Hè thu, nhiều hộ dân ở Trường Long A, Tân Hòa, Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, mua rơm về chất nấm. Thời điểm này, bà con bắt đầu thu hoạch nấm, năm nay nấm rơm có giá cao, nên hộ nào trồng nấm năng suất thấp cũng có lời.

Saturday. August 15th, 2015
Thuê nhà trồng 175 cây cần sa Thuê nhà trồng 175 cây cần sa

Sáng 13/8, Công an TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết, đã đưa đối tượng Nguyễn Thị Hằng My (26 tuổi, ngụ tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) và chồng là Lê Trọng Nghĩa (44 tuổi, ngụ tại quận 1, TP Hồ Chí Minh) về trụ sở Công an thành phố để làm rõ hành vi và mục đích trồng cây cần sa trái phép.

Saturday. August 15th, 2015
Chùm ngây, cây trồng mới của nông dân Hưng Yên Chùm ngây, cây trồng mới của nông dân Hưng Yên

Những năm gần đây, chùm ngây là loại cây rau mới được một số hộ nông dân Hưng Yên mạnh dạn đưa vào trồng thử nghiệm. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành chức năng, người dân cần thận trọng trong việc nhân rộng diện tích loại cây trồng này bởi hiện nay đầu ra cho sản phẩm này vẫn còn tương đối bấp bênh.

Saturday. August 15th, 2015
Dự báo giá lúa gạo tiếp tục giảm Dự báo giá lúa gạo tiếp tục giảm

Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm do thị trường xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn và nhu cầu xuất khẩu yếu.

Saturday. August 15th, 2015
Phát triển nguồn dược liệu theo tiêu chuẩn GACP Phát triển nguồn dược liệu theo tiêu chuẩn GACP

Nghệ An là một trong số ít địa phương có nguồn dược liệu phong phú, quý hiếm được Viện Dược liệu ghi nhận. Tuy nhiên, một thời gian dài nơi đây xảy ra tình trạng khai thác ồ ạt cây dược liệu, đem bán sang Trung Quốc với giá rẻ mạt, trong khi nhập thuốc đông y về với giá “cắt cổ”, chất lượng không kiểm soát được.

Saturday. August 15th, 2015