Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sắp Có Trung Tâm Xử Lý Hạt Giống Việt Nam

Sắp Có Trung Tâm Xử Lý Hạt Giống Việt Nam
Publish date: Thursday. February 20th, 2014

Trung tâm sẽ do Công ty TNHH Bayer Việt Nam phối hợp cùng Viện Lúa ĐBSCL xây dựng, phát triển với mục đích nâng cao kiến thức xử lý hạt giống cũng như giới thiệu và ứng dụng công nghệ xử lý giống hiện đại vào thị trường Việt Nam.

Ông Torsten Velden- Giám đốc Nhánh Bayer CropScience Việt Nam cho biết như vậy khi trao đổi với NTNN về các giải pháp giúp tăng năng suất cây trồng tại Việt Nam.

Cũng theo ông Torsten Velden, để chuẩn bị cho việc khai trương Trung tâm Phát triển hạt giống Việt Nam, đơn vị này đã ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) với Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo đó, Bayer sẽ cung cấp các công nghệ, giải pháp và công cụ, trong khi Viện Lúa sẽ thực hiện việc nghiên cứu, chuyển giao và nhân rộng các ứng dụng, công nghệ mới đến bà con.

Ngoài dự án thành lập Trung tâm Xử lý hạt giống, Bayer còn có chương trình nào hỗ trợ năng suất cho nông dân Việt Nam trong thời gian tới, thưa ông?

- Năm 2014 đánh dấu 20 năm Bayer có mặt và phát triển tại Việt Nam. Mục tiêu của chúng tôi trong suốt thời gian qua là ứng dụng những cải tiến để giúp nông dân tăng năng suất lao động một cách hiệu quả và bền vững.

Một trong những dự án gần đây nhất trong việc giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, từ đó, tăng thu nhập cho bà con là Chương trình Bayer Much More Rice. Đây cũng là một trong những giải pháp canh tác lúa quan trọng được phát triển từ Việt Nam và hiện đang được nhân rộng sang các nước khác cũng như mở rộng ứng dụng thêm cho một số loại cây trồng.

Cụ thể, đây là quy trình kết hợp từ khâu xử lý giống, thuốc trừ sâu, trừ nấm bệnh dựa trên nền canh tác tốt của nông dân để đem lại năng suất cao. Chương trình được thông qua bởi Viện Lúa ĐBSCL. Kết quả bước đầu của dự án cho thấy, nông dân trồng lúa đã giảm được chi phí đầu vào, tăng năng suất và tăng thêm 40% lợi nhuận so với thông thường. Ngoài ra, Bayer cũng đang tiên phong trong việc phát triển các loại giống lúa lai phù hợp với sự biến đổi môi trường tại các địa phương.

Ngành lúa gạo Việt Nam đang tiến tới hoàn thiện, nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo, từ sản xuất cho tới chế biến, xuất khẩu. Bayer có kế hoạch gì góp phần vào xu hướng này không?

- Về vấn đề này, gần đây, Bayer CropScience đã vạch ra một kế hoạch hành động mới cho ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam, kêu gọi các đối tác trong chuỗi lúa gạo cùng xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Theo đó, một trong những điểm nhấn để phát triển ngành trồng lúa tại Việt Nam của Bayer là giải quyết những thách thức trong canh tác lúa thông qua những giải pháp mới và hiện đại. Tại Bayer CropScience, chúng tôi đầu tư đáng kể vào nghiên cứu và phát triển, với cam kết đầu tư 5 tỷ euro vào hoạt động này trong giai đoạn 2011 - 2016.

Bên cạnh đó, Bayer cũng giúp nâng cao năng lực cho nhà nông bằng cách cung cấp các công cụ, kỹ năng thông qua việc đào tạo để họ có thể cải thiện đời sống và sinh kế. Bên cạnh đó, Bayer đặt mục tiêu nâng cao năng suất nông nghiệp theo cách phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Đến nay, dự án đã được triển khai thí điểm ở một số tỉnh và cho thấy kết quả rất đáng khích lệ, người nông dân giảm được tổng chi phí đầu ra, tăng năng suất lúa, từ đó tăng thu nhập.

Ông vừa nhắc đến việc phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Vậy xin ông cho biết thêm, Bayer có chính sách nào giúp nông dân sử dụng đúng các sản phẩm BVTV, qua đó, kiểm soát được dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm cũng như an toàn cho người lao động, bảo vệ được môi trường?

- Phần lớn nông dân tại Việt Nam sản xuất lúa gạo với quy mô nhỏ, thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Do đó, Bayer thường xuyên tổ chức các chương trình huấn luyện và hướng dẫn người nông dân sử dụng đúng và hiệu quả của các sản phẩm BVTV trên đồng ruộng.

Bên cạnh tập trung vào việc sử dụng an toàn, chúng tôi cũng quan tâm đến các chủ đề như việc sử dụng đồ bảo hộ đúng và thực hành nông nghiệp tốt, bao gồm cả việc sử dụng đúng công dụng của đúng sản phẩm, vào đúng thời điểm. Điều này sẽ giúp bảo vệ lợi ích của người nông dân, người tiêu dùng, Chính phủ và môi trường một cách bền vững.

Xin cảm ơn ông!


Related news

Nông Dân Bỏ Tiền Túi Ra Nước Ngoài Học Trồng Cà Chua Nông Dân Bỏ Tiền Túi Ra Nước Ngoài Học Trồng Cà Chua

Tới ngã ba Liên Khương (Đức Trọng) còn phải đi thêm một đoạn đường hơn 10km mới đến trang trại của các anh Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Phú Quốc. Con đường dẫn vào trang trại được trải nhựa phẳng, hai bên là vườn cà phê đang chín.

Friday. February 21st, 2014
Cà Mau Thả Hơn 600.000 Con Giống Thủy Sản Xuống Biển Cà Mau Thả Hơn 600.000 Con Giống Thủy Sản Xuống Biển

Thực hiện Dự án “Tái tạo, thả bổ sung giống thủy sản tại một số cửa sông nội đồng, ven biển tỉnh Cà Mau”, ngày 15/3, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức thả hơn 600.000 con giống thủy sản tại cửa biển Sông Đốc.

Tuesday. March 18th, 2014
Tăng Cường Đầu Tư Thủy Lợi Nội Đồng Phục Vụ Nuôi Tôm Tăng Cường Đầu Tư Thủy Lợi Nội Đồng Phục Vụ Nuôi Tôm

Xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) có diện tích nuôi thủy sản khá lớn trên 890ha (chủ yếu nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng).

Tuesday. March 18th, 2014
Hơn 1.000 Ha Nuôi Trồng Thủy Sản Hơn 1.000 Ha Nuôi Trồng Thủy Sản

Năm 2014, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) có kế hoạch nuôi trồng thủy sản đạt hơn 1.000 ha, tổng sản lượng khai thác đạt gần 1.600 tấn thủy sản các loại, trong đó nuôi thủy sản nước lợ 330 ha, sản lượng khoảng 320 tấn (với 46 ha nuôi công nghiệp, thâm canh và trên 284 ha nuôi quảng canh cải tiến); 688 ha nuôi thủy sản nước ngọt.

Tuesday. March 18th, 2014
Nhộn Nhịp Tàu Cá Vươn Ra Trường Sa Nhộn Nhịp Tàu Cá Vươn Ra Trường Sa

Sáng 5.2 (tức mùng 6 Tết Giáp Ngọ), hàng trăm chiếc tàu thuyền của ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ gồm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa... đã mở biển, bắt đầu cho mùa khai thác năm mới trên ngư trường Trường Sa.

Friday. February 21st, 2014