Phạt 5-6 triệu đồng với hành vi bơm nước vào gia súc khi giết mổ
Bơm nước vào gia súc là hành vi gian lận thương mại, gây mất an toàn thực phẩm.
Lượng nước bẩn bơm vào nhiều, gây áp suất thẩm thấu rất lớn, các loại vi sinh vật gây tiêu chảy như E.coli và các chất độc hại từ nguồn nước bẩn cũng được hấp thu cùng, làm cho thịt bị nhiễm bẩn, thậm chí có cả mùi hôi và thịt rất mau hỏng.
Do vậy, Cục Thú y vừa có hướng dẫn phát hiện gia súc, thịt gia súc trước khi sử dụng cũng như các biện pháp xử lý hành vi này.
Đối với thịt gia súc, cần quan sát độ tươi, đàn hồi, độ dính. Thịt tươi ngon sẽ có độ săn chắc nhất định, sờ vào thớ thịt cảm giác đàn hồi, khô và dính. Miếng thịt có thớ thịt nhỏ, ánh màu sáng.
Tại các quầy kinh doanh thịt, có thể phân biệt bằng cách dùng ngón tay ấn lên miếng thịt, nếu thấy bề mặt tạo thành vết lõm và nhanh chóng phục hồi khi nhấc tay ra là thịt tươi ngon, còn ngược lại là thịt kém chất lượng.
Thịt từ gia súc bị bơm nước trước khi mổ có màu thịt nhạt hơn, để 1 - 2 giờ thịt rỉ nước ra nhiều hơn bình thường.
Khi ấn tay vào thịt thấy bùng nhùng, quan sát kỹ sẽ thấy nước rỉ ra.
Cục Thú y cũng cho biết, nếu kiểm tra thấy con gia súc có biểu hiện bị bơm nước trước khi giết mổ, cán bộ thú y làm công tác kiểm soát giết mổ sẽ thực hiện biện pháp lưu giữ gia súc để theo dõi trong 6 giờ
. Trong thời gian lưu giữ, con vật nào yếu do bị bơm nước nhiều quá sẽ chết do ngộp nước và được xử lý bằng giải pháp luộc chín trước khi xuất khỏi lò. Trường hợp những con vật còn sống, sẽ có thời gian thải bớt nước ra khỏi cơ thể.
Đối với thịt gia súc, hiện không có phương tiện, thiết bị xác định chính xác thịt gia súc, gia cầm đã bị đưa nước vào cơ thể trước khi giết mổ đang lưu thông trên thị trường mà chỉ dựa vào cảm quan như đã hướng dẫn ở trên.
Tuy nhiên, khi nghi ngờ thịt gia súc, gia cầm bị bơm nước, cơ quan thú y sẽ lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh vật và chất tồn dư, đối chiếu với quy định hiện hành để xử lý theo quy định khi kết quả không đạt yêu cầu.
Về hình thức xử lý, Cục Thú y nêu rõ, theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 119/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 5 - 6 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi đưa nước vào động vật trước và sau khi giết mổ, đồng thời buộc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm động vật làm thức ăn chăn nuôi đối với hành vi bơm nước nêu trên, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Mặt khác đối với các trường hợp vi phạm nêu trên, theo quy định của Chính phủ, có thể áp dụng hình thức phạt tiền theo giá trị của sản phẩm, các hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả.
Related news
Với thu nhập trên 400 triệu đồng lãi ròng mỗi năm, chị Nguyễn Thị Quỳnh ở bản Kẻ May, xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) trở thành triệu phú nhờ nuôi ếch, gà giống.
Vụ tôm nuôi (vụ 1/2016), do hạn, mặn nên tôm chết hàng loạt, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Trước tình hình đó, ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã có chuyến khảo sát thực tế tại huyện Hồng Dân để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nông dân trong sản xuất.
Ai đi ngang qua xã Sơn Dung (Sơn Tây, Quảng Ngãi) trên cung đường Đông Trường Sơn vào thời điểm này cũng ngạc nhiên và trầm trồ vườn rau xanh mướt của ông Võ Hồng Thơ.
Vịt trời trong tự nhiên là một trong các loại động vật hoang dã, thịt thơm ngon, ngọt, mềm hơn các loại vịt thông thường và đặc biệt là không có mùi tanh. Do vậy, những món ăn chế biến từ vịt trời đều mang hương vị độc đáo hơn vịt thường. Từ đó, vịt trời đã được thuần hóa, đưa vào sản xuất đại trà trong các trang trại và nông hộ ở một số tỉnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người.
Trạm Khuyến nông Tây Sơn (Bình Định) vừa triển khai mô hình (MH) “Nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao ở giai đoạn bê con” tại hộ ông Hồ Xuân Dũng ở thôn An Vinh 1, xã Tây Vinh với quy mô 5 con bê lai F1 thuộc giống bò BBB - giống bò siêu thịt của Bỉ.