Sản Xuất Lúa Lai Cho Lợi Nhuận Cao Gấp Đôi Lúa Hàng Hóa Khác

Vụ Đông Xuân 2014 vừa qua, nông dân sản xuất giống lúa lai F1 thu lợi nhuận bình quân khoảng 50 triệu đồng/ha.
Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 1991, diện tích lúa lai cả nước chỉ khoảng 100ha. Đến nay con số này đạt trên 600.000 ha. Cũng theo báo cáo sơ kết mô hình thí điểm trong vụ Đông Xuân 2014 vừa qua, nông dân sản xuất giống lúa lai F1 thu lợi nhuận bình quân khoảng 50 triệu đồng/ha.
Đề án mô hình phát triển hạt giống lúa lai F1 được thực hiện thí điểm tại thành phố Cần Thơ từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2016 với diện tích sản xuất 90ha tại Trại giống Nông nghiệp Cờ Đỏ. Nông dân sản xuất giống lúa trên được Công ty Giống cây trồng miền Nam cung ứng toàn bộ nguồn giống lúa lai F1 và hướng dẫn kỹ thuật canh tác, bao tiêu sản lượng lúa.
Vụ Đông Xuân này với năng suất 4 tấn/ha công ty thu mua với giá 19.000 đ/kg, cao gấp 3 - 4 lần so với các loại lúa hàng hóa khác, sau khi trừ chi phí lợi nhuận của người sản xuất hạt giống lúa lai cao hơn nhiều so với trồng lúa thương phẩm khác.
Ông Trần Văn Chuông, xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ một nông dân sản xuất lúa lai phấn khởi cho biết, vụ lúa Đông Xuân này đạt năng suất hơn 4 tấn/ha, cao hơn năng suất lúa thường từ 1,5 – 2 lần. Tuy nhiên với giống lúa lai, khâu kỹ thuật cần phải đầu tư nhiều và kỹ hơn.
Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, vụ Đông Xuân vừa qua ngoài Trại giống Nông nghiệp Cờ Đỏ của thành phố Cần Thơ, Công ty giống cây trồng miền Nam đang thực hiện thí điểm mô hình phát triển giống lúa lai F1 tại tỉnh Hậu Giang, tới đây Công ty sẽ mở rộng sản xuất thêm giống lúa lai ở một số tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL.
Related news

Ngoài ra, 100% hộ dân đã chủ động dự trữ cỏ khô, rơm, thức ăn tinh, đảm bảo thức ăn cho gia súc những ngày giá rét. Đồng thời, các hộ sử dụng nương, ruộng gần nhà trồng thêm ngô dày, cỏ VA06, cỏ voi (52 ha) cung cấp thức ăn xanh cho gia súc trong mùa đông.

Trong khi đó ở Thạch Thành (Thanh Hóa), nhiều gia đình lại đang có thu nhập cao từ con nuôi đặc sản, được bà con duy trì trong nhiều năm, theo hướng mở rộng sản xuất, từng bước xóa đói, giảm nghèo.

Sau hơn 6 tháng ứng dụng quy trình sản xuất hành lá theo tiêu chuẩn VietGAP, sáng 27/11/2014, Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Long phối hợp Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6 trao giấy chứng nhận VietGAP (ảnh) cho 10 nông dân của Hợp tác xã Rau - củ quả Tân Bình (ấp Tân Thới, xã Tân Bình, Bình Tân, Vĩnh Long), với tổng diện tích 5ha. Tổng kinh phí thực hiện dự án trên 86 triệu đồng, thời hạn 2 năm.

Ông Phạm Văn Trường, ấp 2, xã Long Hòa cho biết: Lúa trồng ở đây đảm bảo sạch 100%, không dư lượng thuốc BVTV. Lúa bị sâu, rầy bà con xả nước vào ngập đọt ngâm khoảng 12 giờ rồi xả nước ra không con nào sống nổi. Các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao được trồng trên đất nuôi thủy sản.

Trạm Bảo vệ thực vật Bến Cát - Bàu Bàng cho biết, hiện trên địa bàn xuất hiện rệp vảy hại cây cao su, tập trung chủ yếu ở các bộ phận lá, ngọn non và cành. Rệp vảy chích hút chất dinh dưỡng làm cho lá không quang hợp được ánh sáng, cây sinh trưởng chậm, thậm chí làm các cành và cây cao su khô héo rồi chết.