Sản Xuất Giống Cá Rô Phi

Cho đẻ trong ao
- Ao có diện tích từ 500-1.000m2, nền đáy ao là cát pha sét để cá dễ làm tổ. Nếu là ao cũ phải dọn sạch ao, dùng vôi tẩy ao để đảm bảo cá không bị bệnh.
- Đối với các tỉnh ở phía Nam, cá rô phi hầu như đẻ quanh năm. Ở các tỉnh phía Bắc, vào mùa xuân từ tháng 4 là mùa cá rô phi bắt đầu đẻ. Sau khi nuôi cá qua đông, tuyển chọn cá khỏe, không bị xây sát vây, vẩy, cỡ từ 300-500g/con trở lên làm cá bố mẹ, tỷ lệ cá đực và cá cái là 1 đực/1 cái hoặc 1 đực/2 cái, thả với mật độ 1,5-2con/m2. Thời gian nuôi vỗ 15-20 ngày. Trong thời gian nuôi vỗ, dùng thức ăn gồm:
- Cám+ tấm ( nấu chín)+ bột cá theo tỷ lệ 20% bột cá+ 75% cám+ 5% tấm. Ngày cho cá ăn 1-2 lần. Lượng thức ăn trong ngày bằng 1-2% khối lượng cá nuôi.
- Nếu ở nhiệt độ thích hợp 24-320C, sau 10-15 ngày kể từ khi thả cá bố mẹ vào ao, cá sẽ đẻ. Sau khi cá đẻ 15-17 ngày tiến hành thu cá bột. Cá bột được thu theo cách như sau:
- Dùng lưới mắt thưa 2a= 10-12 cm kéo dồn cá bố mẹ vào một góc, bắt cá bố mẹ ra khỏi ao cá đẻ, chuyển sang ao khác nuôi vỗ để cho đẻ lứa tiếp theo và dùng chính ao cho đẻ để ương cá bột. Dùng vợt vớt cá bột, để lại cá bố mẹ ở ao cho đẻ tiếp lứa sau.
Tuy nhiên cho cá rô phi đẻ tiếp lứa sau có những hạn chế:
- Việc bắt cá rô phi mẹ ra khỏi ao cho đẻ gây ảnh hưởng đến cá bột trong ao. Bắt cá bột ra khỏi ao để lựa cá bố mẹ trong ao sẽ không thể thu được triệt để cá bột.
- Vì thế hiện nay đang áp dụng phổ biến phương pháp cho cá rô phi đẻ tự nhiên trong giai chứa và ấp trứng cá trong bình vây hay trong khay. Đây là kỹ thuật sản xuất giống tiên tiến để thu được lượng cá bột đồng cỡ, cùng lứa tuổi, lại có thể phục vụ cho việc chuyển giới tính cá.
Cho cá rô phi đẻ trong giai
- Giai dùng cho cá rô phi đẻ được cấu tạo bằng sợi lưới cước mắt mau, hình khối chữ nhật có 4 mặt và một đáy dưới kích thước 8x5x1,5m, mắt lưới 1mm. Đặt giai trong ao hồ nơi nước trong sạch và đặt ngập nước 1m cách đáy ao, hồ từ 0,3-0,5m
- Vào đầu tháng 4 khi nhiệt độ tăng lên 24-260C là thời điểm thích hợp cho cá rô phi đẻ và ấp trứng.
- Chọn cá khỏe không bị xây sát vây, vẩy. Khối lượng từ 300-500g/con. Cá cái bụng to đều, cá đực có vây đuôi, vây lưng, vây bụng, màu sặc sỡ; tỷ lệ đực cái là 1/1 hoặc 1/2 thả vào giai. Mật độ 3-7 con/m2
- Trong quá trình nuôi cá bố mẹ trong giai, cho cá ăn thức ăn gồm cám+tấm nấu chín trộn đều với bột cá theo tỷ lệ 20% bột cá+75% cám+5% tấm hoặc thức ăn viên có hàm lượng Prôtêin 25-30%. Cho ăn 1-2 lần/ngày. Khẩu phần ăn 1-2 % khối lượng cá nuôi.
- Sau khi thả được 5-7 ngày, kiểm tra trứng từ miệng cá cái để phát hiện cá đẻ và thu trứng ấp đi. Chu kỳ giữa 2 lần thu trứng khoảng 5 ngày nếu nhiệt độ 26-300C. Trứng được cho vào khay hoặc bình vây để ấp. Sau khi cá bột tiêu hết noãn hoàng thì đem đi ương.
Related news

Trong ao nuôi cá rô phi thì cá đực luôn nhanh lớn hơn cá cái. Chính vì vậy mà khi nuôi cá rô phi thương phẩm, người nuôi thường thích nuôi cá đực hơn. Để có nhiều cá đực đáp ứng cho nhu cầu phát triển chăn nuôi, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu dùng một loại hormon trộn vào thức ăn của cá, cho cá rô phi bột ăn (cá mới nở được 3 –4 ngày) hoặc dùng phương pháp tắm cho cá rô phi trong nước có hormon để chuyển giới tính của cá rô phi.

Cá rô phi có khả năng chịu đựng với các điều kiện môi trường khắc nghiệt, chúng có thể sống ở các vực nước nông và trong khoảng nhiệt độ rộng từ 110C đến 420C, ngưỡng ôxy thấp từ 0,1 đến 0,3mg/l và độ đục cao. Rô phi là loài cá ăn tạp, chúng có thể ăn rất nhiều loại thức ăn gồm cả thức ăn thực vật và động vật như các loại cỏ, côn trùng, muỗi, tảo, bèo tấm... Phân của cá lại rất tốt cung cấp dinh dưỡng cho lúa phát triển.

Thành phần nguyên liệu phối chế bao gồm: Cám gạo 40%, bột bắp 17%, khô đậu phộng 15%, premix 1%. Hỗn hợp trên cần nấu chín, ngày cho ăn 2 – 3 lần, lượng cho ăn bằng 2 – 3% trọng lượng cá trong ao. Nên cho thức ăn vào sàn hoặc khay cố định để kiểm tra theo dõi.

Thị trường ngày nay đòi hỏi cá rô phi cũng như các sản phẩm thủy sản nói chung phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, người sản xuất phải quan tâm đến vấn đề này.

Với sự giúp đỡ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF/SGP) và Sở Khoa học Công nghệ Phú Yên, dự án "Góp phần bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vùng ven biển tỉnh Phú Yên thông qua việc xây dựng mô hình xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm thâm canh bằng phương pháp sinh học" được thực hiện nhằm xây dựng các mô hình xử lý nước thải trong các trang trại nuôi tôm với việc sử dụng cá rô phi và rong biển