Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

San Phẳng Mặt Ruộng Bằng Tia Laser, Nâng Hiệu Quả Sản Xuất Nông Nghiệp

San Phẳng Mặt Ruộng Bằng Tia Laser, Nâng Hiệu Quả Sản Xuất Nông Nghiệp
Publish date: Tuesday. April 29th, 2014

Trong khuôn khổ Dự án Cạnh tranh nông nghiệp, Tiền Giang hỗ trợ 3 Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp Bình Nhì, Vĩnh Hựu (Gò Công Tây) và Bình Phục Nhứt (huyện Chợ Gạo) trang bị 3 máy san phẳng đồng ruộng bằng tia laser với tổng kinh phí đầu tư khoảng 1,5 tỉ đồng (bình quân 500 triệu đồng/máy), trong đó riêng hệ thống san phẳng đồng ruộng bằng tia laser có giá khoảng 300 triệu đồng/máy, còn lại là máy kéo có công suất từ 60 Hp trở lên/máy, trị giá khoảng 200 triệu đồng/máy (đã qua sử dụng).

Hệ thống máy san phẳng đồng ruộng bằng tia laser gọn nhẹ, chỉ gồm bộ phát tín hiệu laser; cụm gàu san và bộ phận thu phát tín hiệu, hệ thống thủy lực gắn trên máy kéo. Cơ chế vận hành của hệ thống này như sau: Tia laser được phát bởi bộ phát tín hiệu laser tạo thành mặt chuẩn laser cố định song song với mặt phẳng nằm ngang. Bộ nhận tín hiệu laser lắp cố định trên cụm gàu san.

Hệ thống thủy lực gồm hộp xử lý tín hiệu và xi lanh thủy lực giúp điều khiển nâng hạ gàu san. Khi vận hành, gàu san sẽ tự động nâng lên hoặc hạ xuống so với mặt chuẩn khi hệ thống làm việc trên điểm tương ứng là điểm cao hoặc điểm thấp của mặt ruộng. Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang cũng khuyến cáo, để thực hiện việc san phẳng mặt ruộng bằng tia laser thuận lợi, đồng ruộng cần phải đốt hết rơm rạ, cày xới đất, phơi khô đất trước khi san phẳng từ 2 đến 3 ngày.

Kết quả khảo sát cho thấy, san phẳng đồng ruộng bằng tia laser chi phí sản xuất bình quân giảm từ 2 đến 2,5 triệu đồng/ha/ vụ nhờ năng suất lúa tăng, tiết kiệm chi phí bơm tưới, dễ kiểm soát cỏ dại, giảm được lượng giống và nhân công, hạn chế sâu bệnh, chủ động quản lý tốt đồng ruộng trong quá trình canh tác cũng như thu hoạch...

Với chi phí san phẳng từ 3 triệu đồng đến 4,2 triệu đồng/ha tùy thực tế, sau 2 - 3 vụ sản xuất chủ ruộng hoàn lại vốn thuê máy san phẳng bằng tia laser và sau chu kỳ 3 năm (6 - 9 vụ sản xuất) mới phải san phẳng lần 2. Nhờ vậy, lợi nhuận từ trồng lúa tăng lên.

Do là cụm máy san phẳng đồng ruộng bằng tia laser lần đầu tiên đưa vào hoạt động trên đồng ruộng nên Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chuyển giao kỹ thuật, tổ chức điểm làm trình diễn cũng như tăng cường tuyên truyền, giới thiệu để nông dân hiểu lợi ích của việc đưa kỹ thuật san phẳng đồng ruộng bằng tia laser tiên tiến vào sản xuất để tăng lợi nhuận, giảm chi phí, mang lại hiệu quả cho bà con.


Related news

Cà phê giảm năng suất do chín sớm Cà phê giảm năng suất do chín sớm

Đến nay, không ít vườn cà phê đã chín gần phân nửa. Trong điều kiện mưa nắng đan xen như hiện nay, thời tiết không chỉ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng mùa vụ mà giá cả cà phê xuống thấp cũng là vấn đề làm đau đầu nhà nông.

Saturday. October 3rd, 2015
Gừng mất giá do cung vượt cầu Gừng mất giá do cung vượt cầu

Hiện nay, giá gừng tại các chợ trên địa bàn TP. Châu Đốc và huyện Châu Phú (An Giang) giảm xuống ngưỡng thấp nhất trong năm.

Saturday. October 3rd, 2015
Niên vụ 2014–2015, giá cà phê luôn ở mức thấp Niên vụ 2014–2015, giá cà phê luôn ở mức thấp

Sáng 30–9, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức tọa đàm kinh doanh cà phê hiệu quả với chủ đề “Tổng quan diễn biến giá cà phê niên vụ 2014 – 2015”.

Saturday. October 3rd, 2015
Khi lập vườn mới, nhiều nhà vườn lấy ngắn nuôi dài bằng cây cà nâu Khi lập vườn mới, nhiều nhà vườn lấy ngắn nuôi dài bằng cây cà nâu

Hưởng ứng việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng những loại cây ăn trái có kinh tế cao, trong 09 tháng đầu năm 2015, các nhà vườn của huyện Cầu Kè (Trà Vinh) đã cải tạo được 61ha vườn kém hiệu quả thành vườn cây ăn trái.

Saturday. October 3rd, 2015
Giá mua cau non tăng cao bất thường khiến người dân cảnh giác Giá mua cau non tăng cao bất thường khiến người dân cảnh giác

Giá mua cau non tăng cao là điều bất thường nên nhiều nhà vườn cũng như người đi thu mua ở ĐBSCL đều cảnh giác.

Saturday. October 3rd, 2015