Sản phẩm phân hữu cơ mụn dừa Thanh Thanh từng bước khẳng định thương hiệu
Sản xuất PHCMD tại cơ sở Thanh Thanh.
Cơ sở sản xuất phân hữu cơ mụn dừa (PHCMD) Thanh Thanh được thành lập vào tháng 8.2009 theo công nghệ của Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu (Bộ Công Thương) chuyển giao.
Sản phẩm PHCMD Thanh Thanh đã được Sở KH&CN Bình Định và Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng III (Thuộc Tổng cục Đo lường chất lượng) kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, quyết định cho lưu hành trên thị trường.
Tháng 9.2010, PHCMD Thanh Thanh được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) chứng nhận sản phẩm nông nghiệp xanh (Green Agriculture).
Bà Nguyễn Thị Châu Thanh, chủ cơ sở sản xuất PHCMD Thanh Thanh, cho biết: “Ngoài thuận lợi là nguồn nguyên liệu tại chỗ, ngay từ đầu chúng tôi xác định con đường duy nhất để đứng vững là uy tín, thương hiệu.
Bởi vậy, cơ sở không sản xuất ồ ạt mà luôn theo sát nhu cầu thị trường, lắng nghe tiếng nói của nông dân sau khi sử dụng, để kịp thời điều chỉnh những hạn chế”.
Từ năm 2010 đến nay, cơ sở đã sản xuất và cung cấp cho thị trường trên 1.000 tấn PHCMD; phối hợp tổ chức 45 hội thảo đầu bờ trên nhiều mô hình trình diễn có sử dụng PHCMD Thanh Thanh, nhằm giúp nông dân có sự so sánh thực tế để đi đến một lựa chọn đúng đắn nhất, tiết kiệm và hiệu quả nhất cho cây trồng của mình.
Nhận xét về tính năng, hiệu quả của sản phẩm này, ông Phan Sĩ Hùng, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, khẳng định:
“Từ năm 2011 đến nay, sản phẩm PHCMD Thanh Thanh được cung ứng cho địa phương sử dụng trên 1.000 ha cây trồng chủ yếu, như: đậu phụng, dưa hấu, ớt, lúa...
cho năng suất tăng ổn định từ 15-20% trên nhiều chân đất khác nhau, giảm được chi phí sản xuất từ 20-25%, không gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với quy trình sản xuất sạch”.
Kỹ sư Mạch Đình Đồng, chuyên viên Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn, cho rằng PHCMD Thanh Thanh chính là liều thuốc “đặc trị” phục hồi hiệu quả nhất cho những vườn tiêu bị lở cổ rễ ở địa phương trong thời gian qua.
Bà Nguyễn Thị Châu Thanh cho biết thêm:
“Rất mừng là mới đây cơ sở đã nhận hàng chục hợp đồng cung cấp PHCMD cho các tỉnh Khánh Hòa, Bình Phước, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum với số lượng hàng ngàn tấn phục vụ sản xuất Đông Xuân 2015-2016”.
PHCMD Thanh Thanh đạt các chỉ tiêu về hàm lượng, đa, trung, vi lượng, giúp cây chắc hạt, nhiều củ, nhiều trái, được sử dụng cho tất cả các loại cây dài ngày và ngắn ngày như: cà phê, chè, điều, hồ tiêu, cao su, chanh dây, đậu, bắp, dưa, cây cảnh, các loại rau củ.
PHCMD còn có khả năng phục hồi cây tiêu bị bệnh lở cổ rễ, cây đậu phụng chết ẻo do nấm gây ra; giảm độ phèn, cải tạo đất tơi xốp, thông thoáng, giữ ẩm tốt; tăng độ phì cho đất, giúp cây trồng tăng khả năng chịu hạn vào mùa khô; góp phần bảo vệ môi trường trên diện tích canh tác.
Related news
Trước tình trạng rau quả Việt Nam xuất sang Liên minh châu Âu (EU) vi phạm các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tăng cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật gửi thông báo, yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu tạm dừng làm thủ tục kiểm dịch thực vật đối với 5 mặt hàng rau quả xuất sang EU từ nay đến hết năm 2012.
Hoàn thiện quy trình gieo thẳng lúa theo hàng bằng dụng cụ kéo tay trên các chân đất và mùa vụ khác nhau là tên của đề tài khoa học do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội nghiên cứu thành công và được Sở Khoa học công nghệ chuyển giao đến các địa phương, hợp tác xã nông nghiệp của Hà Nội, để ứng dụng vào thực tiễn.
Gia đình chị Nguyễn Thị Thao (sinh năm 1973) ở thôn Chánh Hòa, xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã mạnh dạn đi đầu, huy động nguồn vốn gần 200 triệu đồng từ gia đình và vay ngân hàng đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi nhím và đã thành công với mô hình này
Từ những năm 2000, khi người tiêu dùng Hà Nội còn "mù mờ" với khái niệm rau an toàn (RAT), nông dân phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai đã bắt đầu làm quen với quy trình sản xuất này. Nghề trồng rau đã làm giàu cho hàng trăm hộ dân.
Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp với Dự án GIZ Bạc Liêu (thích ứng biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học) và Dự án CLUEC (ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở ĐBSCL) tổ chức khóa tập huấn "Sự tiến bộ kỹ thuật trong thử nghiệm lúa chịu mặn khu vực ven biển vùng ĐBSCL