Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rơm Rạ Được Mùa, Trúng Giá

Rơm Rạ Được Mùa, Trúng Giá
Publish date: Friday. February 13th, 2015

Trong khi nhiều nông dân ở các địa phương khác phải đốt rơm rạ ngay tại ruộng sau khi thu hoạch xong lúa để chuẩn bị dọn đồng, làm đất xuống giống cho vụ mùa tới thì tại các xã Vĩnh Xuân, Thiện Mỹ (Trà Ôn - Vĩnh Long), nhiều nông dân phấn khởi vì rơm rạ ngoài đồng được thương lái đến thu mua với giá khá cao, từ 1 triệu đồng/ha trở lên.

Trước đây, giá rơm rất rẻ, dao động trong khoảng 40.000 - 50.000đ/công nhưng vẫn có rất ít người hỏi mua. Nhiều nông dân phải đốt bỏ hoặc cho người khác nuôi bò hoặc phủ gốc giữ ẩm cho cây trồng.

Song những ngày gần đây, rơm rạ ở một số cánh đồng của huyện Trà Ôn được thương lái đến thu mua tại ruộng với khối lượng lớn và giá khá cao, mang lại niềm vui bất ngờ cho nhiều bà con nơi đây và nhất là cho những người được thuê mướn cuốn rơm thành phẩm.

Từ tiền bán rơm, người dân có thể xoay xở chi trả tiền công gặt hái, tiền thuê mướn nhân công chuyên chở lúa về nhà. Nhiều người còn hồ hởi, vui mừng vì có tiền mua sắm, trang trải trong những ngày tết.

Anh Trần Văn Hiểu (ấp Vĩnh Khánh I, xã Vĩnh Xuân - Trà Ôn) phấn khởi cho biết: “Năm nay nông dân làm lúa trúng mùa mà lại rớt giá. Nhờ có Công ty Phước Lê thu mua rơm, rơm ruộng ven quốc lộ bán được 100.000đ/công. Tui được 15 công, bán được một triệu rưỡi. Số tiền này mua sắm, trang trải được trong ba ngày xuân”.

Còn anh Lê Văn Châu (Càng Long - Trà Vinh) thì vui mừng nói: “Tôi được người ta thuê lên đây để xe rơm, cuốn rơm. Một công rơm vậy là 100.000đ. Hổm nay, tui xe cũng được năm sáu chục công rồi. Từ nay đến tết chắc cũng xe được vài trăm công, kiếm được một số tiền để vui xuân đón tết”.

Nguyên nhân khiến rơm rạ trở nên khan hiếm, hút hàng là do hiện tại có nhiều hộ dân địa phương mở rộng mô hình trồng nấm, trồng rau; nuôi bò trang trại, tích trữ rơm làm thức ăn cho bò vào mùa khô do thiếu cỏ; một số người thì dùng lót giỏ trái cây, củ quả khi vận chuyển, nhất là thu hoạch dưa hấu dịp tết này.

Riêng các công ty kinh doanh thương mại thì thu mua rơm để bán lại cho các đầu mối ở các tỉnh (Bến Tre, Long An, Trà Vinh, Tiền Giang, Bình Thuận) và xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, việc cung không đủ cầu dẫn đến nhiều thương lái bỏ lỡ hợp đồng với các công ty nước ngoài.

Ông Lê Minh Phước - Giám đốc Công ty Phước Lê (TP Hồ Chí Minh) tiếc rẻ nói: Công ty Phước Lê chuyên nhập khẩu và phân phối máy cuốn rơm cũng như kinh doanh về lĩnh vực trang trại chăn nuôi bò. Tôi xuống Trà Ôn, Vĩnh Long để thu mua rơm và tổ chức cuốn rơm. Giá công ty mua hiện tại là 100.000đ công tầm 3 thước. Tuy nhiên, do hạn chế về sản lượng thu gom rơm nên chưa thể đáp ứng thị trường xuất khẩu được”.

Rơm rạ - sản phẩm tưởng như phế phụ bỏ đi giờ lại tăng vọt trong khi giá lúa lại thấp. Nhiều nông dân ở đây cho biết bán rơm “khỏe” và nhanh hơn nhiều so với bán lúa.Vụ lúa Đông Xuân này, nhiều nông dân ở các xã Vĩnh Xuân, Thiện Mỹ (Trà Ôn) không còn cảnh ngập khói, ngột ngạt vì hiện tượng đốt đồng, đốt rơm. Năm nay, nông dân Trà Ôn thất giá lúa, nhiều thương lái bẻ kèo, bỏ cọc không mua, bù lại trúng mùa.


Related news

Làm Giàu Nhờ Liên Kết Làm Giàu Nhờ Liên Kết

Một trong những khó khăn lớn hiện nay của sản xuất nông nghiệp và cũng là khó khăn của nông dân là tiêu thụ nông sản. Do không có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định và bền vững, người nông dân hiện đang rất bị thua thiệt bởi tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” triền miên.

Tuesday. February 18th, 2014
Anh Nguyễn Văn Phúc Trồng Vú Sữa Bơ Lợi Nhuận 80 Triệu Đồng/năm Anh Nguyễn Văn Phúc Trồng Vú Sữa Bơ Lợi Nhuận 80 Triệu Đồng/năm

Nằm giữa sông Tiền lộng gió, cù lao xã Ngũ Hiệp được phù sa bồi đắp không chỉ thích hợp cho cây sầu riêng phát triển, mà cả giống vú sữa bơ được anh Nguyễn Văn Phúc ở ấp Tân Sơn (Tiền Giang) mạnh dạn trồng trên đất cù lao cho thu nhập cao.

Tuesday. February 18th, 2014
Đồng Nai Được Chọn Triển Khai Thí Điểm Chăn Nuôi Tập Trung Lifsap Đồng Nai Được Chọn Triển Khai Thí Điểm Chăn Nuôi Tập Trung Lifsap

Theo Ban quản lý dự án Lifsap Đồng Nai, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 3 vùng thí điểm thực hành chăn nuôi tốt, gồm: các huyện: Xuân Lộc, Thống Nhất và thị xã Long Khánh. Trong đó có 52 nhóm và 1.047 hộ chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn (GAHP); 24 hệ thống trộn thức ăn đã được lắp đặt cho các nhóm để tự chế biến thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 78 hộ GAPH được cấp chứng nhận đủ điều kiện truy xuất nguồn gốc.

Saturday. March 15th, 2014
Dưa Hấu VietGAP Đạt Lợi Nhuận Gần 100 Triệu Đồng/ha Dưa Hấu VietGAP Đạt Lợi Nhuận Gần 100 Triệu Đồng/ha

Nhờ bán được giá cao, đối với dưa không hạt 10.000 đồng/kg, còn dưa có hạt 6.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước, nên mỗi héc-ta sau khi trừ chi phí thu lợi nhuận gần 100 triệu đồng, cao nhất từ trước đến nay.

Tuesday. February 18th, 2014
Mùa Khoai Lang Dương Ngọc Mùa Khoai Lang Dương Ngọc

Đây là loại khoai có chất lượng ngon, người tiêu dùng rất ưa chuộng. Nếu một số loại khoai khác tiêu thụ không ổn định, giá cả bấp bênh thì khoai lang Dương Ngọc luôn ổn định giá cả và năng suất. Vì vậy, người dân nơi đây đã gắn bó với giống khoai này trên 15 năm.

Saturday. March 15th, 2014