Rau VietGAP Cung Không Đủ Cầu Ở Tiền Giang
Hiện nay, nhờ các nỗ lực trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm gắn với quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại, rau an toàn VietGAP của Tổ hợp tác rau an toàn Long Thuận, thị xã Gò Công (Tiền Giang) đã chiếm lĩnh thị trường, được nhiều đơn vị kinh tế như: HTX nông nghiệp Phú Lộc (Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh), Công ty TNHH Lực Điền... bao tiêu. Đây là một tin vui không chỉ riêng đối với tổ viên Tổ hợp tác mà còn thiết thực thúc đẩy phong trào trồng rau an toàn Viet GAP tại Tiền Giang.
Được biết, các đơn vị kinh tế kể trên có nhu cầu tiêu thụ mỗi ngày trung bình từ 3 - 4 tấn rau an toàn VietGAP, thị trường là các siêu thị, nhà hàng... tại TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, năng lực của Tổ hợp tác rau an toàn VietGAP Long Thuận chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu của các đối tác. Trước thực tế đầu ra thuận lợi của rau an toàn VietGAP Long Thuận, tỉnh đang triển khai tiếp đề án mở rộng qui mô vùng sản xuất, tiến tới nâng Tổ hợp tác thành Hợp tác xã rau an toàn VietGAP Long Thuận. Trước mắt, trong năm 2014 phát triển thêm 15 hộ tổ viên với diện tích sản xuất rau an toàn theo tiêu chí VietGAP trên 4 ha, nâng tổng số tổ viên của Tổ hợp tác lên 43 hộ và qui mô sản xuất trên 10 ha, sản lượng mỗi năm đạt hàng trăm tấn rau chất lượng cao.
Ở Tiền Giang, được sự hỗ trợ của ngành Nông nghiệp tỉnh và Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, Tổ hợp tác rau an toàn Long Thuận, thị xã Gò Công đi đầu trong việc trồng rau theo tiêu chí VietGAP từ năm 2009 với nhiều nội dung quan trọng: Đoạn tuyệt tập quán canh tác kiểu cũ, mở nhật ký sản xuất, bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, đào tạo nguồn nhân lực quản lý cho Tổ hợp tác và kiến thức nông hộ, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết đảm bảo tiêu chuẩn... Tháng 5/2012, Tổ hợp tác rau an toàn Long Thuận được công nhận đạt tiêu chí VietGAP đầu tiên trên rau ở tỉnh. Trong gần một năm qua, Tổ hợp tác có bước phát triển mạnh, sản xuất gắn với thị trường nên đầu ra thuận lợi, đời sống tổ viên được đảm bảo.
Related news
Về vấn đề này, ông Dư Văn Thế, Chủ tịch UBND xã Đức Mạnh cho biết: “Hiện toàn xã có khoảng 200 hộ dân sản xuất hơn 600 cà phê theo các chuẩn quốc tế và số lượng hộ áp dụng đang tăng nhanh theo các năm. Điều này không chỉ giúp bà con tăng thu nhập mà còn tăng được chất lượng sản phẩm cà phê nhân, trong đó quan trọng nhất là sạch và an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Với địa phương thì sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên đất đai, nước góp phần phát triển kinh tế, xã hội”.
Ngày 30-12, ông Nguyễn Văn Lừng - Phó Tổng Giám đốc thường trực Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai xác nhận trong hai ngày (28 và 29-12) đã xảy ra hai vụ cháy ruộng mía thiêu rụi hơn 40 ha tại xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai).
Tại Gia Lai, tình trạng hồ tiêu bị chết nhanh, chết chậm cũng khá phổ biến với 380.827 trụ tiêu bị bệnh chết nhanh, 9.215,6 ha bị bệnh chết chậm ở Chư Prong, Đức Cơ, Ia Grai, Chư Sê… Bình Phước có 295 ha bị bệnh chết nhanh, 121 ha bị bệnh chết chậm...
Năm nay, sản lượng cam của xã ước đạt trên 900 tấn, cho hiệu quả kinh tế hơn 50 tỷ đồng. Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ", cấp Bằng công nhận tập thể "Cam đường Kim An", giá trị hàng hóa của sản phẩm cam Kim An sẽ tiếp tục được nâng cao, tạo đầu ra ổn định và tăng thu nhập cho nông dân.
Nhận thấy thế mạnh từ loại cây ăn quả này, xã Đồng Liên đang từng bước tạo điều kiện để người dân mở rộng diện tích trồng cây, đồng thời đề nghị với Sở Khoa học - Công nghệ giúp đỡ phát triển thương hiệu táo Xuân 21 trên địa bàn. Trước mắt, cây táo Xuân 21 sẽ là một trong những thế mạnh để xã Đồng Liên thực hiện Đề án phát triển sản xuất theo Chương trình xây dựng nông thôn mới.