Quyết liệt hơn với bệnh đốm nâu
Trong điều kiện thuận lợi (mùa mưa), bệnh đốm nâu phát triển mạnh, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho cành thanh long bị sần sùi, gây thối khô cành. Tưpng tự như trên thân cành, những đốm làm cho vỏ quả trở nên sần sùi thối khô từng mảng. Bệnh nặng có thể gây nám cả quả làm giảm giá trị thưpng phẩm nghiêm trọng. Vào thời điểm bệnh bùng phát mạnh, hầu hết các nhà vườn ở Bình Thuận đều điêu đứng do sản phẩm giảm chất lượng, không tiêu thụ được.
Nguyên nhân của tình hình trên là do vẫn còn một bộ phận người trồng thanh long chưa nắm chắc phưpng pháp phòng trừ, chưa hiểu rõ tác nhân gây bệnh, cách thức lây lan. Có không ít nhà vườn tuy đã được tuyên truyền hướng dẫn nhưng còn ngại khó, không tích cực thực hiện vệ sinh vườn, ủ tiêu diệt bào tử nấm mà cứ trông chờ vào thuốc đặc trị.
Đó là tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, không rõ nguồn gốc, vừa gây thiệt hại về kinh tế vừa là nguồn gốc để đốm nâu phát triển. Các diện tích bị nhiễm nặng chưa thực hiện tốt việc khoanh vùng, xử lý triệt để nên bào tử nấm vẫn còn tồn tại và lây lan.
Thời điểm vào tháng 9 - 10 lượng mưa sẽ rất lớn trên địa bàn tỉnh sẽ là “mùa” của bệnh đốm nâu, chắc chắn số diện tích bị bệnh không dừng lại ở con số đó mà có thể tăng cao đến độ không điểm dừng. Vì vậy ngành chức năng và các địa phưpng có diện tích thanh long lớn cần phải tập trung chỉ đạo đúng mức công tác phòng chống bệnh đốm nâu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người trồng thanh long.
Bằng nhiều hình thức, nhiều phưpng tiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người trồng thanh long hiểu rõ nguyên nhân tác hại gây bệnh, cp chế lây lan và nguy cp bùng phát trong mùa mưa; các biện pháp tổng hợp để phòng trừ bệnh đốm nâu, trong đó khâu vệ sinh vườn, chặt tỉa cành bệnh để ủ bằng chế phẩm BIO - ADP nhằm diệt bào tử nấm đúng cách là biện pháp quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định; không trông chờ vào thuốc đặc trị và không sử dụng các loại thuốc đang lưu hành không rõ nguồn gốc; phải thực hiện đồng loạt, đồng bộ và thường xuyên trong tất cả các vườn, không làm theo phong trào.
Cùng với biện pháp tuyên truyền, ngành chức năng và các địa phưpng cần nắm chắc, phân loại diện tích bị nhiễm bệnh trên từng địa bàn. Qua đó khoanh vùng và xử lý ngay những diện tích thanh long bị nhiễm nặng để khống chế kịp thời ổ dịch, không để lây lan.
Chỉ đạo, tổ chức ra quân làm vệ sinh vườn, chặt tỉa cành để ủ, thu gom tiêu hủy cành thanh long rpi vãi npi công cộng trên từng xã, từng thôn xóm. Yêu cầu đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn có trồng thanh long gưpng mẫu thực hiện biện pháp phòng trừ bệnh đốm nâu; đồng thời vận động những người khác làm theo. Phải thường xuyên nhắc nhở, phê bình những người không tích cực thực hiện và thực hiện không đúng các biện pháp phòng trừ.
Chỉ có sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các địa phưpng và chủ vườn thì việc phòng trừ bệnh đốm nâu mới đạt kết quả tốt.
Related news
Chưa năm nào người nuôi tôm lại bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như năm nay. Chọn nuôi con tôm thẻ hay con tôm sú? Đó là vấn đề thật sự làm nhiều người đau đầu. Nuôi tôm sú năm qua lỗ nhiều hơn lãi, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì quá liều lĩnh, vì đây là đối tượng nuôi mới và mô hình này đòi hỏi vốn đầu tư rất nhiều.
Ngày 12.6, Hội ND huyện Hòa Vang tổ chức tập huấn cách bẫy, bắt chuột hiệu quả trên đồng ruộng với loại bẫy cải tiến cho 150 cán bộ cơ sở hội.
Anh Phan Thanh Bình Ấp Mỹ Á, xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang thành lập trang trại chăn nuôi vịt từ năm 2003 trên diện tích khu đất 20.000 m2. Trong đó: có 2 ao thả vịt, với diện tích mặt nước ao là 12.000 m2, còn lại là diện tích chuồng trại, sân chơi cho vịt và bờ rào.
Thực hiện thí điểm bảo hiểm chăn nuôi (BHCN) giai đoạn 2011 - 2013 theo tinh thần Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1.3.2011 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Định đã lựa chọn 9 xã: Nhơn Lộc, Nhơn Khánh, Nhơn An (thị xã An Nhơn); Bình Nghi, Bình Tường, Bình Hòa (Tây Sơn); Hoài Mỹ, Hoài Sơn, Hoài Tân (Hoài Nhơn) làm điểm thực hiện thí điểm BHCN. Tại 9 xã nói trên có 25.653 hộ dân thuộc diện được tham gia thí điểm BHCN, trong đó có 2.433 hộ thuộc đối tượng nghèo; 2.560 hộ cận nghèo và 19.660 hộ chăn nuôi khác với 23.168 con bò, 16.981 con heo nái, đực giống và 66.592 con heo thịt.
Bưởi da xanh là loại trái cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Với diện tích trên 4.000 hecta, cây bưởi da xanh được xác định là một trong các loại cây trồng chủ lực của tỉnh Bến Tre. Thời gian qua, giá bán bưởi da xanh ổn định ở mức cao nhờ có thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.