Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Mới Cao Su
1. Chọn đất :
Đất trồng cao su phải có độ dốc dưới 30%, không bị ngập úng, tầng đất dày, không có lớp Laterit hoặc tầng sỏi trong phạm vị 80cm cách mặt đất.
Đất phải chuẩn bị trước, trong suốt mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
2. Thiết kế :
Thiết kế hàng trồng theo hướng Đông - Tây hoặc Bắc - Nam. Tùy thuộc loại đất, địa hình, giống cây mà bố trí cho phù hợp.
Trên đất đỏ tốt dốc nhẹ ở Miền Đông Nam Bộ bố trí mật độ 476 cây/ha (khoảng cách 7m x 3m hoặc 6 x 3,5m).
Trên đất xám Miền Đông Nam Bộ, đất bằng và dốc dưới 17%, áp dụng mật độ 555 cây (6m x 3m).
3. Chuẩn bị đất trồng.
a/ Đào hố : Phóng lọc đào hố theo mật độ khoảng cách đã chọn. Đào hố 60cm x 70cm x 50cm, khi đào để riêng đất mặt một bên và đất dưới một bên để khi lấp ta lấp đất mặt trước. Có thể xử dụng khoan để khoan hố 60cm x 60cm x 60cm.
b/ Bón lót : Sau khi đào hoặc khoan lổ 15 ngày cần tiến hành bón lót mỗi hố từ 5 - 10kg phân hữu cơ và 100g - 300g Lân trước khi trồng tối thiểu 10 ngày (số lượng bón gia giảm tùy loại đất).
Lấy lớp đất mặt lấp 1/2 hố, sau đó trộn đều phân hữu cơ, phân lân với lớp đất dưới để lấp đầy hố. Giữa hố cấm 1 cây cọc để đánh dấu điểm trồng.
4. Chuẩn bị giống trồng.
a. Tiêu chuẩn giống.
- Tiêu chuẩn Tum trần 10 tháng tuổi :
Đường kính của Tum đo cách mặt đất 10cm từ 16mm trở lên. Mắt ghép tốt, sống ổn định.Tum không bị tróc vỏ, không bị dập, rễ cọc Tum phải thẳng, dài tối thiểu 40cm.- Tiêu chuẩn bầu ghép :
Đường kính gốc ghéo đo cách mặt đất 10cm đạt tối thiểu 14mm. Mắt ghép tốt, sống ổn định.
Bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc, có mắt ghép tốt, sống ổn định.
b. Thời vụ trồng
Chỉ trồng khi thời tiết thuận lợi, đất có đủ độ ẩm. Thời vụ trồng như sau :- Trông Tum từ 1/6 - 31/7
- Trồng bầu 15/5 - 31/8
5. Kỹ thuật trồng.
a. Kỹ thuật trồng Tum
- Mỗi hố trồng một Tum- Dùng cuốc moi bớt đất dưới hố lên 1/2 chiều sâu, dùng lọc chuẩn đóng giữa tâm hố sâu bằng chiều dài rễ cọc, sau đó đặt Tum xuống hố cho Tum thẳng đứng, mép dưới của mắt ghép ngang bằng miệng hố, mắt ghép quay về hướng Tây - Nam dùng nọc ém chặt đất từ chóp rễ trở lên giữ cho cây Tum đứng thẳng.
- Dùng cuốc lấp từng lớp, dậm thật đều và chặt, lấp đất kín phần cổ rễ 1-2cm (cách mí dưới của mắt ghép 1cm)
b. Trồng bầu có mắt ngủ :
- Cưa ngọn, nhấc, chuyển bầu trước khi trồng 5-7 ngày.- Dùng cuốc moi đất trong hố sâu tương ứng kích thước bầu.
- Dùng dao bén cắt dây bầu, không được cắt vào phần đất dưới đáy bầu, cắt bỏ hết chỗ cong của rễ cọc ở đáy.- Đặt bầu vào hố cho thẳng đứng, mắt ghép hướng phía Tây - Nam, mép dưới mắt ghép ngang bằng mặt đất.- Rạch bao bầu theo chiều thẳng đứng, kéo nhẹ túi bầu đến đâu ém chặt đến đó. Không được làm bể phần đất trong bầu.
c. Trồng bầu có tầng lá
- Chọn cây trồng vào lúc tầng lá cuối ổn định.
- Khi vận chuyển bầu phải cẩn thận không được làm gãy chồi hoặc bể bầu.- Các thao tác trồng giống trồng bầu mắt ngủ.
- Lấp đất sát chỗ chồi ghép.- Chọn cây có cùng độ lớn, cùng chiều cao từng hàng.
d. Bảo vệ chồi ghép
Dùng máng tre dài 25-30cm, rộng 4-5cm, cắm sâu và chặt, cắm cách gốc 5cm về phía đối diện với mắt ghép.
e. Trồng dặm
- Chuẩn bị 20-25% cây giống để trồng dặm
- Trồng dặm bằng bầu ghép có tầng lá (2-3 tầng lá)- Thời gian dặm : trồng dặm ngay trong thời vụ trồng mới, dặm hoàn chỉnh trước ngày 15/9.
Related news
Đến nay, cây cao su bước đầu được đánh giá là phát triển khá tốt, tỷ lệ cây sống trên 90%. Tuy nhiên, do vườn cây chưa đến kỳ khai thác mủ nên vẫn chưa có lời giải cụ thể nào về hiệu quả kinh tế cho hướng phát triển cây cao su ở độ cao trên 700 m này.
Bệnh rung lá cao su, do nấm Corynespora cassiicola gây ra, đã xuất hiện ở hầu hết các nước trồng cao su trên thế giới
Hiện cây cao su đang trong thời kỳ rụng lá và ra lá non nên rất mẫn cảm với một số sâu, bệnh như nhện đỏ, nhện vàng và bệnh phấn trắng, vàng rụng lá gây ra. Đặc biệt là bệnh phấn trắng thường xuất hiện và gây hại nặng cho cây trong thời kỳ này.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, với diễn biến thời tiết thất thường như hiện nay thì rất dễ làm phát sinh các loại sâu bệnh hại trên cây cao su, nhất là vào thời điểm cây ra lá non, thuận lợi cho các bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá, nhện đỏ, nhện vàng phát sinh gây hại.
Hiện nay cây cao su đang được khuyến khích trồng một cách rộng rãi ở nước ta và chiếm diện tích khá lớn so với cây công nghiệp khác. Những năm trước giá cao su tăng và ổn định vì thế cây cao su đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập rất cao trong nhóm cây công nghiệp lâu năm, nhưng hai năm trở lại đây giá mủ xuống thấp, lợi nhuận của cây cao su mang lại không cao hơn so với những năm trước dẫn đến việc khai thác và chăm sóc cây cao su của người dân chưa tốt.