Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Quy trình chọn giống lợn nái

Quy trình chọn giống lợn nái
Author: BSTY Nguyễn Thị Dịu - Bùi Thị Chuyên
Publish date: Wednesday. May 29th, 2019

Trong thời gian qua, người chăn nuôi lợn ở Thái Bình gặp rất nhiều khó khăn như: giá thức ăn chăn nuôi không ngừng tăng cao, trong khi giá lợn hơi lại giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu đàn lợn nái nội chiếm tỷ lệ cao (85%), đàn lợn thịt của tỉnh nhà chủ yếu là lợn lai F1, tỷ lệ mỡ cao nên không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng dẫn đến sản phẩm lợn thịt khó tiêu thụ, giá bán thấp

Lợn nái  Móng Cái

Chăn nuôi lợn thịt không có lãi, không khuyến khích người chăn nuôi đầu tư phát triển Vì vậy để thoát khỏi khó khăn , người chăn nuôi cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất. Trong đó quan trọng nhất là giải pháp nâng cao chất lượng đàn giống, nạc hóa đàn lợn,cụ thể là tăng cường chăn nuôi lợn nái lai F1 để cung cấp giống lợn thịt F2 có chất lượng tốt, tỷ lệ nạc nhiều cung cấp cho thị trường. Sau đây là qui trình chọn giống lợn nái lai F1.

II. KỸ THUẬT CHỌN LỢN CÁI ĐỂ GÂY NÁI

1. Chọn về nguồn gốc

- Lợn cái hậu bị được chọn từ những cơ sở giống của nhà nước và các trang trại lợn giống được nhà nước cấp giấy phép. Cơ sở giống đó có số lượng lợn nái nhiều, đàn giống có năng suất cao, an toàn dịch bệnh, được tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin.

- Có nguồn gốc huyết thống rõ ràng, là con của cặp bố mẹ có năng suất cao:

+ Ở đàn nái cao sản: Chọn lợn cái từ những con mẹ mắn đẻ, đẻ nhiều con, nuôi con khéo. Thông thường chọn những con từ lứa đẻ thứ 3 đến lứa thứ 6 .

Có số lứa đẻ bình quân trên 2 lứa/nái/năm.

Có số con cai sữa từ 10 con trở lên.

Tỷ lệ đậu thai cao, độ đồng đều cao.

+ Là con của con đực có tốc độ tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc cao, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ phối giống cao.

Sau đây là công thức lai tạo ra lợn giống F1:

Lợn nái  Móng Cái    X     Đực Landrace/ Yorkshire

Cái F1 (1/2 máu ngoại) X  Đực ngoại (Landrace/ Yorkshire /PiDu/ Duroc/ pietrain)

Con lai F2 nuôi thịt (3/4 máu ngoại)

Trong đó:

* Đặc điểm của lợn nái Móng Cái thuần: Có nguồn gốc ở huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

-  Ngoại hình: đầu đen, giữa trán có một đốm trắng hình tam giác hoặc hình thoi. Mõm trắng, bụng và bốn chân trắng. Phần trắng này có nối nhau bằng một vành trắng vắt qua vai, làm cho phần đen còn lại trên lưng và mông có hình dáng như cái yên ngựa. Lợn Móng Cái mắn đẻ (2 lứa/năm), đẻ nhiều con (10-16 con/lứa), khéo nuôi con, lợn cái có 12-14 vú. Lợn phàm ăn, chịu đựng kham khổ tốt. Lúc 4-5 tháng tuổi nặng 30-35 kg, 6-7 tháng tuổi: 45-50 kg, 12 tháng tuổi: 60-65 kg.

* Đặc điểm của lợn đực Yorkshire

- Nguồn gốc: Anh.

- Ngoại hình: lông trắng, đầu to, trán rộng, mõm dài hớt lên, tai đứng nghiêng về phía trước, cổ to ngắn, bụng thẳng song song với mặt đất, vai rộng, đùi dài nở, 4 chân ngắn thẳng đứng vững bằng 2 móng trước.

 Đực Yorkshire 4 chân cao, to khỏe rắn chắc tạo dáng đi linh hoạt, có chất lượng tinh dịch tốt, cho tỷ lệ thụ thai cao 

 * Đặc điểm của lợn đực Landrace

- Nguồn gốc: Đan Mạch.

- Ngoài hình: lông trắng, đầu nhỏ, mông to (hình trái lê), mõm dài, tai lớn cụp về phía trước (bít mắt), lưng dài, chân nhỏ đứng thẳng, xương nhỏ.

-   Dòng đực Landrace có phần mông đặc biệt phát triển, cho nhiều nạc hơn giống Yorkshire, nhưng nhạy cảm với những điều kiện môi trường bất lợi (stress). 

2. Chọn về thể chất: chọn những con cái có các tiêu chuẩn sau

Chọn làm hai lần, lần 1 khi lợn được 2 đến 3 tháng tuổi, lần hai trước khi phối giống

* Chọn lần 1:

- Đặc điểm : phải biểu hiện rõ ràng, cơ thể phát triển chắc khoẻ, không lấy những con béo sớm. 

- Chọn những con da mỏng, lông thưa.

- Đầu và cổ: đầu to vừa phải, cổ dài vừa phải.

- Vai rộng, đầy đặn, ngực sâu rộng.

- Lưng rộng, dài thẳng, sườn sâu, bụng gọn.

- Bốn chân: 4 chân chắc chắn, khoảng cách giữa hai chân sau rộng, móng to, khít, đùi sau phát triển, đi lại tự nhiên.

- Vú: có 12 vú trở lên, đầu vú lộ rõ (núm vú dài), khoảng cách giữa các vú đều.

- Cơ quan sinh dục:  phát triển bình thường, không có dị tật

- Không chọn những con có các khuyết tật như: úng rốn, chân đi vòng kiềng hay hình chữ bát

- Tính phàm ăn, hiền lành 

* Chọn lần 2: trước khi đưa vào phối giống.

- Khả năng sinh trưởng: sinh trưởng phát triển bình thường, khỏe mạnh.

Trọng lượng lúc 8 tháng tuổi đạt 75 - 80 kg.

- Chu kỳ động dục của lợn cái: Chu kỳ động dục đều ( trung bình chu kỳ động dục là 18 - 21 ngày) động dục lần đầu lúc 6 - 7 tháng tuổi


Related news

Bổ sung Axit Chlorogenic cho heo con Bổ sung Axit Chlorogenic cho heo con

Hiệu quả bổ sung Axit Chlorogenic đối với hiệu suất tăng trưởng, khả năng chống ôxy hóa, tiêu hóa chất dinh dưỡng, tỷ lệ tiêu chảy… trên heo con sau cai sữa.

Wednesday. May 15th, 2019
Một số bệnh thường gặp trên heo Một số bệnh thường gặp trên heo

Việc nái không cho con bú có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như nái không có sữa, viêm vú, nái xấu tính, nái tơ không quen nuôi con, hăng con, bị kích thích thần

Wednesday. May 15th, 2019
Một số biện pháp phòng chống rét cho đàn lợn Một số biện pháp phòng chống rét cho đàn lợn

Rét hại kéo dài từ 4 – 7 ngày tập trung trong tháng 1/2019 và nửa đầu tháng 2/2019. Để chủ động phòng chống rét cho đàn GSGC, người chăn nuôi cần thực hiện tốt

Friday. May 17th, 2019