Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Quy định việc giám sát an toàn thực phẩm thủy sản sau thu hoạch

Quy định việc giám sát an toàn thực phẩm thủy sản sau thu hoạch
Publish date: Monday. May 11th, 2015

Trong đó:

Cơ quan giám sát địa phương chuẩn bị cơ sở dữ liệu để xây dựng kế hoạch lấy mẫu giám sát, dựa trên các thông tin:

- Sản lượng nguyên liệu, khối lượng thực phẩm thủy sản tại địa phương; thời gian cao điểm của mùa vụ khai thác, thu hoạch, chế biến sản phẩm thực phẩm thủy sản và dự kiến sản lượng của năm tiếp theo.

- Kết quả giám sát ATTP thủy sản của năm trước, thông tin phản ánh của người tiêu dùng, cảnh báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chất lượng, ATTP đối với thực phẩm thủy sản được sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ để xác định chỉ tiêu, nhóm sản phẩm có nguy cơ cao về ATTP tại địa phương.

- Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản và kết quả kiểm tra, đánh giá, phân loại điều kiện bảo đảm ATTP tương ứng với các đối tượng nêu tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.

Kế hoạch lấy mẫu bao gồm các nội dung:

- Đối tượng thực phẩm thủy sản và vùng/khu vực cần giám sát theo thứ tự ưu tiên về nguy cơ ATTP;

- Số lượng mẫu và chỉ tiêu ATTP cần giám sát phù hợp với đối tượng giám sát;

- Dự kiến thời gian thực hiện lấy mẫu giám sát;

- Dự trù kinh phí triển khai hoạt động giám sát tại địa phương.

Tiêu chí xác định đối tượng thực phẩm thủy sản cần giám sát: Theo yêu cầu của Bộ NN&PTNT và đảm bảo:

- Thực phẩm thủy sản được sản xuất làm hàng hóa hoặc được lưu giữ, bảo quản với khối lượng lớn tại địa phương;

- Sản phẩm thực phẩm thủy sản bị phát hiện vi phạm quy định về ATTP theo các thông tin cảnh báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các kết quả kiểm tra, giám sát các năm trước;

- Xuất hiện mối nguy mới về ATTP;

Vùng/khu vực giám sát: 

Vùng/khu vực giám sát (theo đơn vị hành chính cấp huyện) là nơi có hoạt động sản xuất hàng hóa thủy sản hoặc lưu giữ, bảo quản với khối lượng lớn của đối tượng giám sát được xác định tại Khoản 3 Điều 8.

Thời gian thực hiện: Theo yêu cầu của Bộ NN&PTNT và vào cao điểm của mùa vụ khai thác, thu hoạch, thời điểm tiêu thụ đối với đối tượng giám sát.

Phạm vi lấy mẫu và chỉ tiêu giám sát ATTP:

Đối với thủy sản có nguồn gốc tự nhiên:

- Tại cơ sở thu gom, lưu giữ, bảo quản: Lấy mẫu thủy sản giám sát chất bảo quản (không áp dụng đối với thủy sản còn sống); độc tố sinh học gắn liền với loài; kim loại nặng; vi sinh vật gây bệnh.

- Tại cơ sở sơ chế, chế biến: Lấy mẫu sản phẩm giám sát phụ gia, chất hỗ trợ chế biến; vi sinh vật gây bệnh.

Đối với thủy sản có nguồn gốc từ nuôi trồng:

- Tại cơ sở thu gom, lưu giữ, bảo quản: Lấy mẫu thủy sản giám sát chất bảo quản (không áp dụng đối với thủy sản còn sống); hóa chất, kháng sinh sử dụng trong nuôi trồng đối với đối tượng chưa được kiểm soát theo Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi; vi sinh vật gây bệnh.

- Tại cơ sở sơ chế, chế biến: Lấy mẫu sản phẩm giám sát phụ gia, chất hỗ trợ chế biến; vi sinh vật gây bệnh.

Số lượng mẫu giám sát:

- Dựa trên sản lượng khai thác, thu hoạch và tiêu thụ của đối tượng giám sát đã được xác định theo tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này.

- Số lượng mẫu giám sát được thực hiện theo hướng dẫn hàng năm hoặc theo giai đoạn của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

Tags: an toan thuc pham thuy san, nuoi trong thuy san, thuy san sau thu hoach


Related news

Những lưu ý khi ương giống cá tra, basa Những lưu ý khi ương giống cá tra, basa

Cá tra, basa thường có tỷ lệ hao hụt rất lớn khi ương từ cá bột thành cá giống, vì vậy cần chuẩn bị các điều kiện ao ương cũng như chế độ chăm sóc để đảm bảo tỷ lệ giống đạt cao nhất.

Thursday. May 7th, 2015
Quản lý địch hại trong ao ương cá giống nước ngọt Quản lý địch hại trong ao ương cá giống nước ngọt

Để đảm bảo tỷ lệ sống của cá bột thành cá hương, cá giống cao nhất, ngoài chế độ chăm sóc tốt về dinh dưỡng thì việc quản lý địch hại là điều rất quan trọng.

Wednesday. May 6th, 2015
Đột phá từ cá rô phi Đột phá từ cá rô phi

Hiện nay, nghề nuôi cá rô phi ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều địa phương. Với tiềm năng về mặt nước phong phú, Việt Nam có thể trở thành một quốc gia xuất khẩu cá rô phi chủ lực trong tương lai.

Wednesday. May 6th, 2015
Kỹ thuật nuôi đơn cá hồng Mỹ trong ao đất nước lợ Kỹ thuật nuôi đơn cá hồng Mỹ trong ao đất nước lợ

Cá hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus), có thể nuôi được ở nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, nuôi đơn trong ao nước lợ là một trong những cách nuôi mang lại hiệu quả kinh tế, tận dụng được diện tích mặt nước lợ.

Wednesday. May 6th, 2015
Chăm sóc tôm thẻ khi thời tiết bất lợi Chăm sóc tôm thẻ khi thời tiết bất lợi

Hiện nay đang là thời điểm thả giống và chăm sóc tôm một tháng tuổi, tuy nhiên thời tiết diễn biến rất phức tạp. Vì vậy, bà con nuôi TTCT nên lưu ý một số vấn đề sau đây.

Wednesday. May 6th, 2015