Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quy Định Điều Kiện Sản Xuất Kinh Doanh Giống Thủy Sản

Quy Định Điều Kiện Sản Xuất Kinh Doanh Giống Thủy Sản
Publish date: Wednesday. June 12th, 2013

Nhằm tăng cường công tác quản lý giống thủy sản, ngày 22/05/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT về quản lý giống thủy sản.

Nội dung Thông tư quy định các tổ chức, cá nhân thực hiện cho sinh sản giống thủy sản hoặc thực hiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ phải đáp ứng các điều kiện như: Có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư về giống thủy sản hoặc Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ về nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập; địa điểm xây dựng phải theo quy hoạch hoặc có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền; có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập về; cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp; có bảng hiệu, địa chỉ rõ ràng; phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống thủy sản và đảm bảo chất lượng giống thủy sản đã công bố; thực hiện ghi nhãn giống thủy sản khi lưu thông; ghi chép hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh giống thủy sản và lưu giữ hồ sơ tối thiểu là 03 năm.

Đồng thời, cơ sở thực hiện cho sinh sản giống thủy sản phải có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp nuôi trồng thủy sản trở lên hoặc có giấy chứng nhận/chứng chỉ được đào tạo về nuôi trồng thủy sản. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ thì phải có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản trở lên.

Thông tư còn đưa ra một số quy định đối với giống thủy sản bố mẹ chủ lực. Trong đó, quy định một số bệnh phải kiểm tra xét nghiệm trước khi cho động vật thủy sản sinh sản, cụ thể: Đối với tôm thẻ chân trắng: Bệnh đốm trắng/White Spot Disease (WSD); hội chứng Taura/Taura Syndrome (TS); bệnh đầu vàng/Yellow Head Disease (YHD/GAD). Đối với tôm sú: Bệnh đốm trắng/White Spot Disease (WSD); bệnh đầu vàng/Yellow Head Disease (YHD/GAD). Đối với cá tra: Bệnh đốm trắng nội tạng (bệnh gan thận mủ) ở cá da trơn/Enteric Septicaemia of Catfish (ESC).

Ngoài ra, Thông tư quy định một số yêu cầu kỹ thuật đối với giống thuỷ sản bố mẹ chủ lực: Đối với tôm thẻ chân trắng thời gian sử dụng không quá 03 tháng kể từ ngày nhập về cơ sở. Kích cỡ tôm cái không dưới 45 gram/cá thể; tôm đực không dưới 40 gram/cá thể. Râu dài 1,5 - 2,0 lần chiều dài thân, đầy đủ các phần phụ bộ; cơ thể nguyên vẹn, cân đối, vỏ không thô ráp hoặc dập nứt. Đối với tôm sú: Số lần cho tôm mẹ sinh sản tối đa không quá 3 lần/vòng đời. Kích cỡ tôm cái không dưới 150 gram/cá thể; tôm đực không dưới 120 gram/cá thể. Tôm không dị hình; râu A2 không bị mòn, không ngắn hơn chiều dài toàn thân; bộ phận sinh dục ngoài hoàn chỉnh. Đối với cá tra: Số lần cho cá cái sinh sản trong năm không quá 2 lần/năm. Thời gian cho sinh sản không quá 6 năm. Đối với cá Tra: Số lần cho sinh sản trong năm không quá 10 lần/năm.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2013 và thay thế những nội dung liên quan đến khảo nghiệm giống thủy sản tại Quyết định số 18/2002/QĐ-BTS ngày 03/06/2002; thay thế Khoản 3 mục III Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.

Trong thời hạn 02 (hai) năm, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các cơ quan có chức năng khảo nghiệm được quy định tại Quyết định số 18/2002/QÐ-BTS ngày 03 tháng 6 năm 2002 về việc ban hành Quy chế khảo nghiệm giống thuỷ sản, thức ăn, thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản phải thực hiện đăng ký công nhận lại theo quy định của Thông tư nói trên.


Related news

“Nuôi Gà Thả Đồi” Một Hướng Phát Triển Kinh Tế “Nuôi Gà Thả Đồi” Một Hướng Phát Triển Kinh Tế

Với mục đích hướng nông dân làm chủ quá trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm nông sản hàng hóa chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường. Đồng thời, thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ góp phần nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân, từng bước cải thiện đời sống. Sau hơn hai năm phối hợp thực hiện, bước đầu mô hình này đã có những kết quả khả quan.

Monday. November 3rd, 2014
Xây Dựng Vùng Chăn Nuôi An Toàn Tại Nam Định, Thái Bình Xây Dựng Vùng Chăn Nuôi An Toàn Tại Nam Định, Thái Bình

Sáng nay (30/10), tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị góp ý “Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn để xuất khẩu tại tỉnh Nam Định và Thái Bình”. Tham dự có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định và Thái Bình cùng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ.

Monday. November 3rd, 2014
Mùa Vịt Chạy Đồng Mùa Vịt Chạy Đồng

Hiện nay, trên các cánh đồng chờ vào vụ mới, những người nuôi vịt tranh thủ chạy đồng theo cách truyền thống để giảm bớt nguồn thức ăn. Dù vất vả nhưng bù lại người nuôi thu lãi cao.

Monday. November 3rd, 2014
Nuôi Rắn Hổ Mang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Rắn Hổ Mang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Sau khi làm chuồng trại bảo đảm theo tiêu chuẩn, an toàn tuyệt đối, được Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình kiểm tra, cấp giấy phép; tháng 7-2012 anh Bùi Thanh Tâm ở thôn Tây, xã Vạn Ninh (Quảng Ninh) ra huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa mua 100 con rắn hổ mang giống với giá 25 triệu đồng về nuôi.

Monday. November 3rd, 2014
Chuyện Lão Nông Nuôi Bò Chuyện Lão Nông Nuôi Bò

Thế nhưng, cuộc sống ngày càng phát triển, người ta không còn chọn xích lô để làm phương tiện đi lại nên công việc của ông ngày càng khó khăn. Ông nói: “Lúc đó tôi muốn về quê, nhưng nghĩ lại, phải kiếm cái nghề gì đã. Rồi tôi theo mấy người bạn của mình đi học cách chăn nuôi bò, vì nghĩ về quê thì chăn nuôi là hợp lý nhất”. Sau những tháng ngày học hỏi và tích góp kiến thức cũng như kỹ thuật nuôi bò, ông Nông khăn gói về quê.

Monday. November 3rd, 2014