Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi cá tra trong ao
1. Quy chuẩn kỹ thuật
1.1. Địa điểm nuôi
Phải phù hợp với quy hoạch nuôi cá tra đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt.
1.2. Cơ sở hạ tầng
Ao nuôi
– Bờ ao chắc chắn, bảo đảm không rò rỏ, sạt lở và xói mòn; độ sâu mực nước tối thiểu 3 m.
– Hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt. Không có cống thông giữa các ao nuôi.
Khu vực bùn thải
– Có bờ ngăn, không để thoát ra môi trường xung quanh.
– Có diện tích tối thiểu 10% tổng diện tích ao nuôi.
Khu chứa nguyên vật liệu
– Có mái che, khô ráo, thống thoáng. Được ngăn riêng biệt cho từng loại nguyên vật liệu.
– Thức ăn, ngư cụ, thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường sử dụng trong quá trình nuôi được đặt trên kệ. Kệ đặt cách tường và nền nhà ít nhất 0,3 m; ngăn chặn côn trùng và động vật gây hại.
– Khu chứa xăng, dầu phải cách biệt ao nuôi, hệ thống cấp nước; bảo đảm không rò rỉ khu vực xung quanh.
Dụng cụ, thiết bị
– Trong quá trình nuôi, dụng cụ, thiết bị chỉ được dùng chung giữa các ao nuôi sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Dụng cụ, thiết bị sau mỗi đợt sử dụng phải được vệ sinh sạch sẽ và phơi khô.
– Động cơ và thiết bị sử dụng trong cơ sở nuôi bảo đảm không bị rò rỉ xăng, dầu ra khu vực xung quanh.
2. Hoạt động nuôi cá tra
Chuẩn bị ao nuôi
– Trước khi thả giống, phải cải tạo ao bảo đảm đáy ao phẳng, dốc nghiêng về cống thoát, không bị thấm, không có mùn bã hữu cơ.
– Chất lượng nước cấp vào ao bảo đảm giá trị của các thông số được quy định.
– Không có địch hại (tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp…) trong ao.
Giống thả nuôi
– Phải có các giấy tờ, hóa đơn ghi xuất xứ rõ ràng; giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền.
– Cỡ giống thả nuôi: chiều dài tối thiểu 10 cm hoặc chiều cao thân tối thiểu 17 mm.
Thức ăn
– Phải có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, có nhãn hàng hóa đầy đủ theo quy định và được bảo quản theo đúng hướng dẫn.
– Trường hợp sử dụng thức ăn tự chế phải bảo đảm: không có Salmonella, nấm độc (Aspergillus flavus), độc tố aflatoxin B1; không chứa kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
– Thức ăn cho từng cỡ cá, liều lượng và số lần cho ăn trong ngày thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý nhà nước.
– Không sử dụng thức ăn đã hết hạn sử dụng.
Thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường
– Phải có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam; có nhãn hàng hóa đầy đủ theo quy định và được bảo quản theo đúng hướng dẫn.
– Liều lượng và số lần sử dụng thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý nhà nước.
– Không sử dụng khi đã hết hạn sử dụng.
Môi trường ao nuôi
Kiểm tra hàng ngày đối với các chỉ tiêu: ôxy hòa tan (DO), pH, nhiệt độ và 3 – 5 ngày/lần đối với các chỉ tiêu: độ kiềm, NH3, H2S bảo đảm giá trị của các thông số quy định.
Sức khỏe cá nuôi
– Khi phát hiện cá có dấu hiệu bất thường hoặc chết, chủ cơ sở phải báo ngay cho cán bộ thú y hoặc cơ quan thú xã hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất; đồng thời báo ngay cho các hộ xung quanh để có biện pháp phòng, chống dịch.
– Không chuyển cá bệnh từ ao này sang ao khác trong thời gian đang có bệnh xảy ra.
– Các ao nuôi cá bị bệnh, sau khi thu hoạch hoặc tiêu hủy phải khử trùng nước; tẩy trùng, sát khuẩn, xử lý nền đáy; diệt giáp xác và các vật chủ trung gian truyền bệnh trong ao.
– Những người tham gia quá trình xử lý, tiêu hủy cá phải thực hiện việc vệ sinh cá nhân để tiêu diệt mầm bệnh, tránh làm phát tán ra các địa điểm khác.
3. Thu hoạch
– Khu vực cân, giao cá không bị ngập và đọng nước. Không để nước chảy vào ao nuôi.
– Dụng cụ chứa cá phải làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, không gỉ sét, không bị ăn mòn, có bề mặt nhẵn.
– Phải tuân thủ quy định của Bộ NN&PTNT về thời gian ngừng sử dụng thuốc, hóa chất trước khi thu hoạch.
4. Nước thải, chất thải
– Nước từ ao nuôi chỉ được xả ra môi trường xung quanh khi bảo đảm giá trị của các thông số theo quy định.
– Không xả nước thải sinh hoạt vào ao nuôi và hệ thống cấp nước.
– Rác thải trong sinh hoạt, bao bì của các sản phẩm sử dụng trong cơ sở nuôi phải được cho vào thùng chứa có nắp đậy. Thùng chứa không được đặt trên bờ ao nuôi…
Related news
Trong họ Cá tra có một số loài được nuôi trong hồ từ lâu đời, đặc biệt là cá tra (cá tra nuôi). Ngày nay ngành cá nuôi trở thành một công nghiệp nuôi và chế biến mà họ cá tra là trọng điểm. Trên đà nghiên cứu cho ngành cá nuôi có rất nhiều báo cáo về môi trường sống, thức ăn…
Kỹ thuật nuôi cá tra đảm bảo an toàn thực phẩm (hay còn gọi là nuôi sạch) là sản xuất ra nguyên liệu cá tra thương phẩm đảm bảo các chỉ tiêu hoá học (kháng sinh, độc tố nấm, thuốc trừ sâu và kim loại nặng) không vượt quá giới hạn cho phép khi sử dụng làm thực phẩm cho người.
Hiện nay, chi phí sản xuất cho việc nuôi cá tra ngày càng cao và đầu ra không ổn định đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.
Từ năm 2009, sự bùng phát nhiễm trùng huyết di động do khuẩn Aeromonas (MAS) ở Tây Alabama và Mississippi Đông nuôi cá da trơn làm tổn thất ước tính khoảng 60-70 triệu $ do cá chết, bỏ ăn và chi phí liên quan đến điều trị hóa chất và kháng sinh.
Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội thảo “Tổng kết nhân rộng mô hình nuôi cá tra thâm canh đạt chứng nhận VietGAP” tại Cần Thơ.