Quy chuẩn canh tác bền vững SRP cho lúa gạo Việt Nam
Quy chuẩn canh tác lúa gạo bền vững được thành lập với trên 100 thành viên đại diện cho chính phủ các nước trồng lúa bao gồm Việt Nam.
Quy chuẩn canh tác lúa SRP giúp ngành lúa gạo Việt Nam phát riển bền vững.
Quy chuẩn canh tác lúa bền vững SRP là gì?
Quy chuẩn canh tác lúa SRP là bộ công cụ thúc đẩy thực hành sản xuất lúa bền vững đại diện cho chính phủ các nước trồng lúa, bao gồm Việt Nam, nhà khoa học, doanh nghiệp, GIZ, Tổ chức LHQ về môi trường, Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) đồng chủ trì sáng lập.
Quy chuẩn SRP bao gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí thực hành, hệ thống bảo đảm tuân thủ thực hành và tiêu chuẩn canh tác bền vững SRP. Đây là bộ tiêu chuẩn tự nguyện bền vững trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo đầu tiên trên thế giới, được dự thảo lần đầu năm 2015 với phiên bản 1.0 đã được thử nghiệm và đánh giá ở nhiều nước với các điều kiện sinh thái khác nhau. Trên cơ sở đó, phiên bản 2.0 đã được công bố vào tháng 1/2019.
Tiêu chuẩn SRP bao gồm 41 tiêu chuẩn đánh giá 8 lĩnh vực liên quan của sản xuất lúa gạo, như: Sử dụng nước, chuẩn bị xuống giống, thu hoạch và sau thu hoạch, quản lý đồng ruộng, quản lý sâu bệnh, quản lý dinh dưỡng, quyền của người lao động, sức khỏe và an toàn lao động.
Tiêu chí thực hành canh tác lúa bền vững giúp giám sát, đánh giá việc thực hành canh tác lúa bền vững ở ba cấp độ: cơ bản, trung bình, cao. Công cụ này gồm 12 tiêu chí kết nối chặt chẽ với các tiêu chuẩn thực hành canh tác lúa bền vững.
Các tiêu chí thực hành cho phép đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chuẩn canh tác lúa bền vững một cách linh hoạt tùy theo mức độ yêu cầu của người thực hiện canh tác lúa cùng những tác nhân liên quan. Đây cũng là cơ sở để các thành viên SRP báo cáo tiến độ áp dụng các tiêu chuẩn canh tác bền vững.
Hệ thống bảo đảm tuân thủ canh tác lúa bền vững SRP cũng đồng thời cho phép các bên tham gia thể hiện được mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn canh tác lúa bền vững và đo lường được mức độ tác động thông qua các tiêu chí thực hành.
Cụ thể, hệ thống có 3 cấp độ đảm bảo tuân thủ, trong đó cấp độ 1: Nông dân tự đánh giá; Cấp độ 2: một bên thứ hai đánh giá; Cấp độ 3: Một bên thứ ba đánh giá.
Hệ thống bảo đảm tuân thủ này bao gồm việc nông dân đăng ký thực hành trên hệ thống cơ sở dữ liệu trung tâm và nhóm các nông dân (tổ sản xuất/hợp tác xã) tự đánh giá sự tuân thủ thông qua các hệ thống kiểm soát nội bộ.
Sự khác biệt của bộ công cụ canh tác lúa bền vững này là việc tuân thủ các tiêu chuẩn canh tác SRP chỉ cần được xác thực mà không cần chứng chỉ khiến giá thành sản xuất không bị tăng lên do phải trả phí cho các cơ quan cấp chứng chỉ.
Sự xác thực mức độ tuân thủ SRP của một bên độc lập thứ ba có giá trị tương tự như một cơ quan cấp chứng chỉ. SRP đã phê ệt và kiểm soát hoạt động của các đơn vị làm dịch vụ xác nhận thuộc bên thứ ba do vậy mà giảm được chi phí xác nhận.
Ông Ole Henriksen, Trưởng nhóm Nông nghiệp của GIZ Việt Nam khẳng định, với một phương pháp tiếp cận toàn diện, tác động nâng cao chất lượng gạo và thu nhập của nông dân mà vẫn bảo vệ môi trường, sức khỏe của người dân chắc chắn SRP sẽ phát triển tại Việt Nam như một đòn bẩy giúp cho ngành lúa gạo Việt Nam phát triển bền vững hòa nhập với xu thế toàn cầu.
Tình hình hỗ trợ áp dụng thí điểm SRP tại Việt Nam
Được biết, SRP đã được thí điểm tại Ấn Độ, Campuchia, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam. Tại Việt Nam, GIZ Việt Nam là một trong các đối tác phát triển đi đầu trong việc hỗ trợ và hợp tác với chính phủ Việt Nam trong việc phổ biến và thí điểm SRP thông qua các chương trình dự án song phương, toàn cầu và khu vực .
Hiện GIZ đang giúp Việt Nam thông qua các chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP), canh tác lúa thông minh (BRIA 1, 2) và sắp tới là chương trình Trung tâm sáng tạo xanh.
Đến nay GIZ đã hỗ trợ thí điểm SRP tại 4 tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Cân Thơ với kết quả 48 giáo viên SRP đã được đào tạo, trong đó 4 giáo viên được cấp chứng nhận cho phép đào tạo của Diễn đàn SRP.
Ngoài ra, 2.100 nông dân đã được đào tạo trên tổng số mục tiêu 3.330 nông dân. OLAM, Hiếu Nhân và 19 hợp tác xã đã ký kết biên bản ghi nhớ cam kết tham gia chuỗi giá trị gạo áp dụng SRP.
Được biết, GIZ đã có kế hoạch hợp tác hỗ trợ Việt Nam xây dựng chương trình thực thi SRP tại Việt Nam. Chương trình này sẽ kết nối các đối tác liên quan bao gồm các nhà quản lý, hoạch định chính sách, doanh nghiệp, nghiên cứu trong việc thúc đẩy thực thi SRP tại Việt Nam.
Related news
Bắc thơm 7 Kháng bạc lá 3 gen mang các gen kháng bệnh bạc lá (xa5, Xa7, Xa21) nên có khả năng kháng bệnh cao và ổn định, tỷ lệ nhiễm rầy nâu nhẹ.
Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh là thời điểm sâu bệnh tấn công, nhà nông cần phải biết cách quản lý tốt thì cây mới có thể được bảo vệ và phục hồi.
Tình trạng xâm nhập mặn gây rủi ro rất lớn cho vụ đông xuân tại khu vực cách biển 50-60km.