Quốc Hội Mỹ Thông Qua Dự Luật Gây Khó Khăn Cho Sản Phẩm Cá Da Trơn Việt Nam

Sau hơn một năm tranh cãi, ngày 4-2, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật ngân sách trợ cấp cho các nông trại, trong đó có một điều khoản gây khó dễ cho mặt hàng cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam. Tuần trước Hạ viện Mỹ cũng đã thông qua dự lụât này với 217 phiếu ủng hộ và 210 phiếu chống. Tổng thống Barack Obama dự kiến sẽ sớm ký đưa dự luật vào thực hiện.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, dự luật vừa được Thượng viện thông qua với 68 phiếu ủng hộ và 32 phiếu chống, chuẩn chi 956 tỷ USD, theo đó trong 5 năm tới sẽ mở rộng sự bảo lãnh của chính phủ liên bang cho cây trồng và mùa màng của nông dân Mỹ. Phòng Ngân sách Quốc hội trù tính, dự lụât trang trại mới sẽ tiết kiệm ngân sách liên bang được 16,6 tỷ USD trong 10 năm tới trong khi các nhà lãnh đạo Quốc hội lại đưa ra con số cao hơn, lên tới 23 tỷ USD. Cắt giảm mỗi năm khoảng 900 triệu USD ngân sách của chương trình tem phiếu lương thực là vấn đề gây tranh cãi và bế tắc lâu nhất.
Dự luật trang trại mới sẽ cắt giảm 8 tỷ USD trong 10 năm từ chương trình tem phiếu lương thực dành mỗi năm khoảng 80 tỷ USD cho khoảng 47 triệu người nghèo và thu nhập thấp. Dự luật gia tăng sự bảo lãnh của chính phủ liên bang cho giống má và các loại cây trồng, nhưng có một sự thay đổi lớn trong lịch sử 80 năm qua, theo đó sẽ chấm dứt việc cấp tiền bảo lãnh trực tiếp cho người nông dân, bất luận kết quả thu hoạch và giá nông sản lên hoặc xuống. Dự luật cũng gia tăng sự bảo lãnh của chính phủ cho những loại cây trồng và vật nuôi mà chính phủ mong muốn, nhất là lúa mì, ngô và đậu nành.
Dự luật trang trại của Mỹ có một điều khoản rất nghiêm ngặt quy định các sản phẩm thịt, gà, lớn hoặc bò, nhập khẩu vào Mỹ đều phải dán nhãn xuất xứ nuôi trồng, nơi giết mổ và cách thức giết mổ. Bất chấp sự phản đối của một số nghị sỹ, dự luật trang trại đã được lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua vẫn bao gồm một điều khoan theo đó chuyển chức năng giám sát cá da trơn, trong đó có cá basa và cá tra của Việt Nam, từ Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) sang Bộ Nông nghiệp.
Với điều khoản này, Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ áp dụng tiêu chuẩn quy định cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn ngang đồng với mặt hàng này sản xuất tại Mỹ, từ quy trình sản xuất đến việc đóng gói và xuất khẩu.
Điều khoản này do hiệp hội nuôi trồng cá da trơn của Mỹ và các nghị sỹ các bang miền Nam của Mỹ cố đưa vào mặc dù Thượng nghị sỹ John McCain phản bác, coi đây là một hàng rào thương mại nhằm bảo vệ lợi ích của người nuôi trồng cá da trơn của Mỹ.
Related news

Dù ngư trường đánh bắt rộng lớn với nhiều loại thủy hải sản phong phú, đa dạng, nhưng từ đầu tháng 2 cho đến cuối tháng 6 (âm lịch), ngư dân thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) lại chọn đánh bắt tôm hùm, mực nang... Chính hai loại đặc sản này đã mang lại thu nhập cao cho ngư dân sau mỗi chuyến ra khơi...

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và có sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Mới đây, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã đưa ra một số khuyến cáo nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm tại TP Móng Cái.

Thay vì dùng máy tầm ngư thì ngư dân làm nghề lưới lặn ở Bạc Liêu lại lặn xuống biển để “nghe” và xác định vị trí đàn cá rồi bủa lưới đánh bắt. Hình thức đánh bắt độc đáo này được truyền qua nhiều thế hệ. Mỗi tàu lưới lặn có thể thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/ngày.