Quảng Ngãi: Triển Vọng Từ Nuôi Hàu Thái Bình Dương

Hàu có giá trị dinh dưỡng cao, có giá trị trong y học, góp phần lọc mùn bã hữu cơ trong nước, giúp làm sạch môi trường và ổn định hệ sinh thái. Nuôi hàu đang là mô hình có nhiều triển vọng cho nông dân vùng ven biển trong tỉnh Quảng Ngãi.
Những thành công bước đầu
Ông Văn Công Thanh người đầu tiên khởi nghiệp nuôi hàu Thái Bình Dương ở thôn Thạnh Đức 2, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi) cho biết: “Ưu điểm nổi bật là nuôi hàu không phải cho ăn như nuôi cá, tôm. Thức ăn của hàu có sẵn trong nước như rong, tảo, mùn bã hữu cơ…”.
Vào tháng 4.2013, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh, ông Thanh thả nuôi 12.500 con hàu, trọng lượng bình quân 95 con/kg trên diện tích thử nghiệm chỉ 50m2, mật độ thả nuôi 250 con/m2. Hàu được nuôi trong lồng bằng tre đặt dưới chân cầu Thạnh Đức. Đây là nơi kín gió, độ mặn cao và nguồn nước lên xuống thường xuyên, ổn định quanh năm, tàu thuyền ít qua lại, độ sâu hơn 4m.
Qua một tháng thả nuôi, hàu phát triển rất nhanh, trọng lượng bình quân đạt 40 con/kg. Đến lúc 6 tháng, kích cỡ hàu giống đạt 12 con/kg, thu hoạch đạt 677kg. Với giá bán hiện nay 32.000 đồng/kg, ông Thanh thu được hơn 21,6 triệu đồng.
Theo ông Thanh, nuôi hàu Thái Bình Dương rất dễ, chỉ tốn công làm vệ sinh. Nếu làm tốt khâu này, hàu sẽ lớn rất nhanh. Một vốn cho bốn, năm lời lại không lo rủi ro. Mới chỉ thành công từ 1 vụ nuôi nhưng ông Thanh đã có đối tác đặt hàng lâu dài tại tỉnh Khánh Hòa.
Triển vọng
Từ những thành công bước đầu cho thấy, hàu Thái Bình Dương có khả năng thích nghi và phát triển tốt tại vùng biển xã Phổ Thạnh. Trước đó hàu Thái Bình Dương cũng được nuôi thử nghiệm thành công tại xã Bình Thuận (Bình Sơn).
Hàu Thái Bình Dương có nguồn gốc từ Nhật Bản. Hàu là một loài ăn lọc (nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên). Tốc độ tăng trưởng của hàu nhanh, khả năng phân bố rộng, Chính do những giá trị đó mà hàu có thị trường tiêu thụ rộng cả trong nước và xuất khẩu. Hiện nay Hàu Thái Bình Dương đã được nuôi ở 64 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Thịt hàu Thái Bình Dương là thực phẩm quý, bên cạnh có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất kẽm, chất béo thấp, không chứa các cholectoron xấu, hàu còn có giá trị trong y học như giúp làm giảm nguy cơ tim mạch, tăng cường sinh lực, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Ngoài ra, hàu còn có chức năng lọc mùn bã hữu cơ trong nước, giúp làm sạch môi trường và ổn định hệ sinh thái, thích hợp để nuôi cá lồng trên biển và nuôi tôm trong vùng ven biển.
Ở Việt Nam hiện nay, giống hàu Thái Bình Dương đã có nhiều nơi nuôi thành công như ở Huế, Quảng Ninh... Quảng Ngãi có chiều dài bờ biển hơn 130km, dọc theo bờ biển có nhiều cửa biển lớn, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn.
Trong vài năm gần đây, người nuôi tôm trong tỉnh liên tiếp phải đối mặt với thất bại, thua lỗ do dịch bệnh. Đây là cơ hội để người dân có điều kiện chuyển đổi sang mô hình mới có hiệu quả hơn, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Related news

Nhận thấy thị hiếu ngày càng cao của người dân, cùng với hiệu quả kinh tế mang lại, người dân Đắc Sở đã chuyển đổi sang trồng cây phật thủ. Hiện nay, gần 80% hộ dân của xã đều trồng loại cây “hái ra tiền” này. Một sào đất có thể trồng được từ 20 – 25 cây, trồng thẳng hàng.

Năm 2014, Xí nghiệp Thức ăn chăn nuôi thủy sản Afiex đã sản xuất hơn 70.000 tấn thức ăn chăn nuôi đưa ra thị trường, với các loại sản phẩm: Thức ăn cho heo, cá giống, vịt đẻ, cá có vẩy… đạt doanh số gần 1.000 tỷ đồng. Sản phẩm của xí nghiệp liên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, Top 10 thương hiệu – nhãn hiệu chăn nuôi nổi tiếng Việt Nam 2014.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 vừa qua, thời tiết thuận lợi, giá cả một số loại thủy sản tăng đã khuyến khích ngư dân ra khơi bám biển. Trong năm, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau gần 480.000 tấn, đạt 104% kế hoạch, tăng 5,7% so với cùng kỳ.

Ông Nguyễn Thuận (tổ dân phố Hậu Phước, phường Ninh Hà) cho biết: “Nuôi tôm trái vụ nếu gặp thời tiết thuận lợi thì có lãi, nhưng gặp mưa bão thì mất trắng. Cũng vì sự bấp bênh ấy mà người dân không dám thả nuôi nhiều”. Năm 2013, 2 vụ nuôi chính, gia đình ông Thuận thua lỗ hơn 100 triệu đồng. Sau đó, gia đình ông tiếp tục thả nuôi vụ phụ vào mùa đông với 15 vạn con tôm thẻ chân trắng, 6.000 con cua, 3.000 con cá dìa.

Cá bông lau là loài da trơn, thân mình thon dài, đuôi đỏ, chỉ đánh bắt trong môi trường tự nhiên nên cá được nhiều người ưa chuộng bởi thịt trắng, sạch, béo, mùi thơm đặc trưng và giàu dinh dưỡng. Loài cá này không dễ đánh bắt, ngày nay lại càng hiếm hơn khiến giá bán rất cao, từ 150.000 - 250.000 đồng/kg, có khi bắt được cá lớn bán được cả triệu đồng. Theo kinh nghiệm riêng, người đánh bắt xác định những vùng nước có ổ cá để giăng lưới, rồi nằm tài đợi cả đêm cũng như dân chạy xe ôm chờ khách.