Quảng Ngãi Khoanh Vùng, Khống Chế Ổ Dịch Cúm A H5N6

Quảng Ngãi vừa ghi nhận xuất hiện ổ dịch cúm A H5N6 tại xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh. Trước tình hình này, Cơ quan Thú Y vùng 4, tại Đà Nẵng phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi đến kiểm tra thực tế. Như vậy, Quảng Ngãi là tỉnh thứ 4 phát hiện dịch cúm A H5N6 sau 3 tỉnh Lạng Sơn, Hà Tĩnh và Quảng Trị.
Thẫn thờ trước khu chuồng trống không, bà Bùi Thị Bích Vân ngụ ở thôn Đồng Nhơn Nam, xã Tịnh Đông chia sẻ: Không thể ngờ được, vốn liếng hơn 40 triệu bỏ vào đàn vịt hơn 1.000 con bỗng chốc bay biến. Tôi đã cẩn thận chọn mua giống từ Công ty phân phối giống gia cầm Đại Xuyên, Hà Nội rồi. Vậy mà vẫn mắc dịch, chết không còn một con.
Đàn vịt của gia đình bà Vân là nơi đầu tiên phát hiện ổ dịch cúm A H5N6 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Sau gần 1 tháng thả nuôi, ngày 23.8 vừa qua, gia đình bà Vân phát hiện đàn vịt bị chết hàng loạt bất thường nên báo với chính quyền địa phương.
Ngay sau đó, Chi cục Thú Y tỉnh Quảng Ngãi đã lấy mẫu gửi Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương kiểm nghiệm. Kết quả cho thấy, đàn vịt của bà Vân dương tính với virut cúm A H5N6 và bị tiêu hủy toàn bộ vào ngày 29.8.
Ông Nguyễn Văn Thuận- Chi cục phó Chi cục Thú ý tỉnh nhận định: Đây là ổ dịch cúm A chủng H5N6 đầu tiên xuất hiện tại Quảng Ngãi. Rất có khả năng, vi rút cúm đã ủ sẵn trong con giống ngay từ khi mua về. Trước mắt, chúng tôi sẽ khoanh vùng ổ dịch cúm ở Tịnh Đông.
Đồng thời, yêu cầu chính quyền địa phương tuyên truyền cho người dân nếu phát hiện ổ cúm phải khai báo và không được vận chuyển, mua bán gia cầm bị bệnh ra khỏi vùng dịch để tránh lây lan.
Hiện huyện Sơn Tịnh có 475.000 con gia cầm đang được các hộ dân thả nuôi tại gia. Riêng xã Tịnh Đông- nơi phát hiện ổ dịch cúm A H5N6 đầu tiên, có 10.000 con gà, vịt. Đến hiện tại, tuy dịch chỉ mới phát hiện ở đàn vịt của gia đình bà Bùi Thị Bích Vân nhưng khả năng vi rút vẫn còn mầm mống và lây lan thành ổ dịch lớn rất có thể xảy ra.
Trước tình hình này, chính quyền xã Tịnh Đông đã chỉ đạo các lực lượng tập trung dập dịch, khống chế không cho nguồn bệnh lây lan bằng mọi cách.
Ông Nguyễn Văn Dương- Phó chủ tịch UBND xã Tịnh Đông cho biết: Bên cạnh việc tiêu độc khử trùng để vệ sinh chuồng trại, chúng tôi còn yêu cầu y tế thôn và người dân theo dõi sức khỏe của người nhà có đàn vịt nhiễm bệnh để kịp thời xử lý. Bên cạnh đó, 4 thú y viên của xã phải tham gia khống chế dịch, tiêu hủy gia cầm bị bệnh.
Các hộ dân chăn nuôi gia cầm cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại và tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm
Ngày 4.9, đoàn công tác của Cơ quan Thú y vùng 4 và Chi cục Thú y Quảng Ngãi cũng đã đi kiểm tra việc thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng và xử lý xác gia cầm bị chết để kiểm soát nguồn lây của dịch.
Theo ông Lê Thanh Quang- Phó giám đốc Cơ quan Thú y vùng 4, tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có 4 tỉnh xuất hiện ổ dịch cúm A H5N6 là Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Quảng Ngãi.
Sau kiểm tra, ông Lê Thanh Quang đề nghị Chi cục Thú y tỉnh và chính quyền địa phương tiếp tục giám sát chặt chẽ ổ dịch, kịp thời phát hiện và xử lý nếu phát hiện thêm ổ dịch mới. Bên cạnh đó, toàn tỉnh cần tập trung triển khai việc tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm để phòng các dịch bệnh cúm A, trong đó có cúm A H5N6.
Related news

Dù thời gian canh tác kéo dài, năng suất thấp nhưng lúa mùa nổi đang cho thấy những lợi thế mà lúa cao sản ngắn ngày không có được. Đó là khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, làm nền cho canh tác màu theo hướng tạo ra nông sản sạch… Quan trọng hơn, nông dân hoàn toàn có thể nghĩ đến chuyện làm giàu trên ruộng lúa mùa nổi.

Mặc dù giá mủ cao su liên tục giảm mạnh từ đầu năm đến nay nhưng nhìn chung, bà con nông dân trồng cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh vẫn giữ vườn cây. Diện tích cao su chặt phá đến nay khoảng 430 ha, tuy nhiên phần lớn là thanh lý vườn cây già cỗi và tái canh; ngoài ra còn có 119 ha cao su chuyển sang trồng cây ăn trái.

Chúng gây hại trên dừa bằng cách đẻ trứng vào cuống quả. Ấu trùng nở ra là bắt đầu xâm nhập vào trái dừa từ khi còn non, làm rụng trái hoặc làm méo mó, kích thước nhỏ, không còn giá trị thương phẩm. Sâu đục trái dừa cũng bắt đầu tấn công khi trái dừa còn non.

Nhà bà Nguyễn Thị Mai tại thôn Cam Bình, xã Tân Phước, La Gi cách đây chừng 3-4 năm có trồng một cây chuối sứ, cây phát triển thêm cây con thành một bụi chuối chừng 5-6 cây. Những cây chuối này đã từng trổ trái bình thường như mọi cây chuối khác.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế, một số hộ dân tại các xã, phường như: Quang Trung, Phương Đông, Bắc Sơn, Thượng Yên Công đã mạnh dạn đầu tư kinh phí để trồng cây thanh long. Gia đình ông Đoàn Quang Ngọc, ở khu Tân Lập, phường Phương Đông, TP Uông Bí là một trong số đó. Đưa chúng tôi đi thăm vườn thanh long của gia đình, ông Ngọc cho biết vừa đầu tư trang trại chăn nuôi lợn rừng, kết hợp trồng 3.000 gốc thanh long ruột đỏ. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu về trên 100 triệu đồng từ cây thanh long.