Quản Lý Dịch Bệnh Trên Bò Sữa

Trong chăn nuôi nói chung và nuôi bò sữa nói riêng việc áp dụng tốt các giải pháp về thú y có ý nghĩa quan trọng, vì quản lý tốt dịch bệnh trong chăn nuôi sẽ giúp tăng đàn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển chăn nuôi bền vững. Sóc Trăng hiện đang tập trung thực hiện dự án phát triển đàn bò sữa giai đoạn 2013-2020.
Trong những năm qua, đàn bò nuôi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng không ngừng gia tăng. Trong đó mô hình nuôi bò sữa ngày càng phát triển và được người dân các địa phương quan tâm. Trong 06 tháng đầu năm nay, số lượng đàn bò toàn tỉnh tăng 4,44% (tăng 1.049 con) chủ yếu là đàn bò sữa và bò nền lai sind.
Tổng đàn bò sữa tính đến tháng 5/2014 là 4.826 con, nguyên nhân của việc tăng đàn này là do: Lợi nhuận từ việc nuôi bò ổn định, nhất là sản lượng sữa và thịt. Không phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường thức ăn chăn nuôi và tận dụng được nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp. Đầu ra ổn định.
Bò là vật nuôi ít bệnh tật. Tuy nhiên việc tăng đàn cơ học quá nhanh sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ như: Chất lượng con giống không đảm bảo, bò được thu gom từ nhiều nguồn, nên nguồn gốc không rõ ràng, không được tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm bắt buộc, chưa qua kiểm dịch thú y, không có nơi cách ly kiểm dịch theo quy định.
Thực trạng trên cho thấy việc quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi bò sữa cần được tăng cường trong điều kiện phong trào chăn nuôi bò sữa ngày càng gia tăng.
Quản lý dịch bệnh là khâu quan trọng trong chăn nuôi bò sữa, vì đây là tài sản lớn của nhiều gia đình ở nông thôn. Hơn nữa bò sữa cung cấp nguồn sữa làm dinh dưỡng được tiêu dùng rộng rãi. Nếu dịch bệnh không được quản lý tốt sẽ ảnh hưởng tới đời sống của nhiều hộ chăn nuôi và thị trường tiêu thụ.
Con giống là yếu tố quan trọng để nuôi bò sữa đạt năng suất cao; Chọn giống cần phải tham khảo, tìm hiểu được nguồn gốc bò cha mẹ, thực hiện tốt công tác thú y kết hợp ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi. Tuy nhiên với phong trào nuôi bò sữa ở Sóc Trăng phát triển khá nhanh, thì việc quản lý chặt chẽ nguồn giống cung cấp cho người nuôi là vấn đề cần quan tâm.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, để vừa thúc đẩy phát triển đàn bò sữa theo công văn số 631 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc tăng cường công tác thú y trong phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh, vừa đảm bảo cho đàn trâu bò hiện có trong tỉnh an toàn với dịch bệnh.
Đối với đàn bò đang nuôi tại địa phương, người chăn nuôi cần định kỳ tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: lở mồm long móng, Tụ huyết trùng; Bên cạnh đó định kỳ kiểm tra bệnh viêm vú. Về mặt Quản lý nhà nước, Chi cục Thú y hằng năm có 02 đợt tiêm phòng bệnh lở mồm long móng và tụ huyết trùng; ngoài ra trong năm 2014 để giám sát việc lưu hành của vi rút LMLM ngành sẽ lấy mẫu để xác định sự lưu hành của vi rút, giúp cho việc lựa chọn vắc xin đảm bảo tương đồng với vi rút đang lưu hành tại thực địa, đồng thời xây dựng đề án về quản lý dịch bệnh cho đàn bò sữa của tỉnh.
Theo dự án, Sóc Trăng quyết tâm đưa tổng đàn bò sữa toàn tỉnh lên 17.000 con vào năm 2020 và sản lượng sữa đạt 23.000 tấn. Để đạt được mục tiêu đề ra, nhiều giải pháp phát triển bền vững đã được ngành nông nghiệp đưa ra như: quản lý con giống, đào tạo nhân lực ngành chăn nuôi bò sữa, đồng cỏ và thức ăn cho bò sữa,…. trong đó giải pháp về công tác thú y có ý nghĩa quan trọng trong ngành chăn nuôi bò sữa tỉnh nhà.
Related news

Cụ thể, gạo 5% tấm từ mức 355-365 USD/tấn đã tăng lên ở mức 365-375 USD/tấn, gạo 25% tấm tăng từ 325-335 USD/tấn lên thành 340-350 USD/tấn, tấm tăng nhẹ 5 USD/tấn lên mức 310-320 USD/tấn, gạo thơm tăng 10 USD/tấn lên mức 460-470 USD/tấn.

Ông Lê Đình Chiến ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), thương lái chuyên thu mua dưa hấu từ miền Nam ra tới miền Trung, lên đến Tây Nguyên để cung ứng cho thị trường Trung Quốc, cho biết: “Trong Tết Nguyên đán, giá dưa được tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc và miền Bắc còn khá cao, nên chúng tôi thu mua dưa tại ruộng với giá hơn 10.000đ/kg, người trồng dưa còn phấn khởi.

Qua đánh giá của cơ quan chuyên môn, giống khoai tây Solara phát triển nhanh, ra tia củ sớm, có khả năng chống chịu được với thời tiết khắc nghiệt như sương mù kèm theo mưa phùn, thời gian sinh trưởng từ 85 đến 90 ngày. Về hiệu quả kinh tế, với năng suất 120 tạ/ha thì cứ 1ha sau khi trừ chi phí người trồng có thể thu lãi khoảng 34 triệu đồng/vụ.

Chuyển biến rõ nét nhất khi có doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp là sản xuất được nâng tầm về quy mô và chuyển biến về chất. Hiện 2,1 trong tổng đàn 2,4 triệu con gà trong toàn huyện hiện được nuôi trong trang trại bảo đảm an toàn dịch bệnh, ổn định về đầu ra và lợi nhuận.

Trong hoàn cảnh nhiều sản phẩm cây trồng tại địa phương, từ mủ cao su, hạt điều đến cả trái thanh long đều không được giá trong năm thì câu chuyện về cây trồng được xếp vào loại cây “tỷ đô” là mắc ca trong thời gian qua đã thu hút sự chú ý của nông dân. Chưa hết, vốn đã quen với biến động giá cả, cũng đã từng chạy theo cây có giá cao mà chặt cây đang trồng có giá thấp nên những người có đất cũng bắt đầu tìm hiểu về cây mắc ca như một cơ hội để làm giàu nhanh, dù có nghe khuyến cáo loại cây trồng này thích hợp nhất ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc.