Quá Khan Hiếm Nguyên Liệu Bạch Tuộc

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay, Việt Nam là nước XK mực, bạch tuộc lớn thứ 2 vào Hàn Quốc.
Mặc dù vậy, sản lượng mực, bạch tuộc Việt Nam XK vào thị trường này chỉ bằng phân nửa so với Trung Quốc và các DN mực, bạch tuộc Việt Nam đang thiếu nguyên liệu chế biến.
Trong năm 2013 và 2 tháng đầu năm 2014, nhu cầu NK bạch tuộc của Hàn Quốc tiếp tục tăng, nhất là các mặt hàng bạch tuộc đông lạnh, khô, muối hoặc ngâm nước muối. Cụ thể, Hàn Quốc tăng giá trị NK bạch tuộc từ Maritania lên tới hơn 300%, 104% từ Thái Lan, 15% từ nguồn cung lớn nhất là Trung Quốc và chỉ tăng khoảng 6% từ Việt Nam.
Theo phản ánh của các DN XK mực, bạch tuộc Việt Nam, trong 2 năm gần đây, nguồn cung bạch tuộc trong nước bị cạn kiệt, khối lượng hàng đủ tiêu chuẩn XK ít. Do đó, nhiều DN chủ động giảm hoặc bỏ bạch tuộc ra khỏi cơ cấu hải sản XK.
Tính đến hết tháng 2/2014, bạch tuộc chiếm từ 38-53% tổng giá trị NK nhuyễn thể của Hàn Quốc và giá trị NK liên tục tăng với mức tăng trung bình 11- 40%.
VASEP cho biết, mặc dù là nguồn cung lớn thứ 2 tại Hàn Quốc nhưng giá trị NK bạch tuộc từ Việt Nam chỉ bằng 1/2 so với Trung Quốc. Dự báo, trong năm 2014, nhu cầu NK bạch tuộc của Hàn Quốc có thể tăng từ 5-20% so với năm 2013.
Tuy nhiên, để cạnh tranh được với các DN Trung Quốc, Thái Lan, Senegal, Maritania… thì nguyên liệu là một vấn đề khó giải cho các DN XK Việt Nam, trong khi theo lộ trình thuế NK trong năm nay tăng 1-2% so với năm ngoái.
Related news

Mỗi năm, Việt Nam sản xuất gần 4 triệu tấn thức ăn thủy sản (TĂTS) nhưng việc kiểm soát chất lượng mặt hàng lại đang bị buông lỏng, khiến nông dân hứng chịu không ít thiệt hại.

Ngày 12-12, Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị sơ kết công tác triển khai mô hình chuỗi thí điểm cá rô đồng cung cấp thực phẩm an toàn tại tỉnh Hậu Giang năm 2013. Đến dự, có đại diện lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Nam bộ, một số tỉnh khu vực ĐBSCL và nông dân trên địa bàn tỉnh.

“Hồi mới bắt tay vào nuôi lươn không bùn, nhiều người tới coi, tỏ ra bán tín bán nghi, cứ lắc đầu vì làm như thế là khác với tập tính của lươn ngoài tự nhiên. Không nản chí, ngày đêm vợ chồng tôi âm thầm thay nhau chăm sóc đàn lươn. Không phụ lòng người, đàn lươn trong bể phát triển từng ngày thấy rõ, gia đình thu lãi 50 triệu đồng sau 6 tháng nuôi” – Ông Hồng cho hay.

Nhờ áp dụng tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tổng hợp quy mô xã nên đàn gia cầm ở xã Liên Sơn, huyện Tân Yên (Bắc Giang) luôn được bảo vệ an toàn.

Được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II Miền Nam hỗ trợ 1.000 con cá tra giống bố mẹ để thực hiện chương trình cải thiện di truyền đàn cá tra địa phương, sau thời gian nuôi, anh Đặng Văn Thoại ở xã Tân Phước (Lai Vung - Đồng Tháp) đã cho ra những mẻ cá tra bột đầu tiên.