PNG Đối Mặt Với Sự Đe Dọa Của EU
Chủ tịch của Hội đồng các các quốc gia nghề cá cho rằng, chính phủ Papua New Guinea cần phải làm nhiều việc để cải thiện nghề cá ở quốc đảo này (PNG).
Ông cho biết hầu hết cá ngừ từ PNG đều cập cảng ở Thái Lan, chế biến đóng hộp tại đó và xuất ngược trở lại PNG.
Các nhà máy chế biến đóng hộp ở PNG không thể xử lý cá như Thái Lan do thiếu cảng thích hợp, chi phí các dịch vụ trả cho chính phủ như điện và nước, chi phí lao động cao.
Chính phủ cũng phải đảm bảo giải quyết các vấn đề mà EU đã chỉ ra khi cảnh báo PNG về việc không nỗ lực để ngăn chặn hoạt động đánh bắt bất hợp pháp.
Ông đã kêu gọi các cơ quan chính phủ hợp tác với ngành thủy sản để đảm bảo tất cả các yêu cầu của EU được đáp ứng.
Ủy ban EU đã xác định các vấn đề trong ngắn hạn như thiếu hệ thống chế tài để ngăn chặn, giải quyết, kiểm soát, theo dõi và thực hiện giám sát hoạt động khai thác trên vùng biển PNG.
Related news
Cá đồng từ lâu được xem là đặc sản của đất rừng U Minh; tuy nhiên sản lượng cá đã giảm nhiều so với trước đây. Nguyên nhân là do công tác quản lý và bảo vệ chưa thật sự hiệu quả, tình trạng bắt bằng phương pháp “xiệt điện” cũng khiến một lượng lớn cá giống bị hủy diệt. Tình trạng bắt cá non trong mùa sinh sản cũng là một trong những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn lợi cá đồng của huyện U Minh.
Với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, Quảng Ninh là tỉnh sở hữu nhiều tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thuỷ sản. Thế nhưng, việc sản xuất và cung ứng giống thuỷ sản tại chỗ trên địa bàn tỉnh hiện còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi.
Dẫn đầu cả nước về số tàu thuyền cũng như sản lượng thủy sản được khai thác, đánh bắt nhưng khi nhắc đến Quảng Ngãi, người ta lại nghĩ ngay đến… thợ lặn hoặc các đôi tàu giã cào cao tốc, những nghề vốn không được khuyến khích phát triển hiện nay.
Một số nông dân ngỡ rằng năm nay nước lớn hơn mọi năm, bởi mới giữa tháng 7 âm lịch, nước đã cao hơn cùng kỳ năm 2013 gần cả thước. Thế nhưng, bước sang đầu tháng 8 âm lịch, mực nước xuống hơn nửa thước so tháng 7. Con nước cứ diễn biến bất thường liên tục từ đầu mùa lũ đến giờ khiến các hộ nuôi tôm gặp không ít khó khăn.
Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa cho biết: từ đầu tháng 6 đến nay, các chủ ao đầm đã tiến hành thu hoạch tôm thương phẩm vụ 1 và vụ 2. Năng suất bình quân đạt 13 tấn/1ha/vụ, giảm gần 4 tấn/1ha/vụ so với năm 2013.