Kỹ Thuật Nuôi Lươn Thịt
Lươn là loài cá sống chui rúc ở dưới bùn, điều tiên quyết để nuôi lươn có kết quả là phải đảm bảo nguyên tắc: Lươn không bò trốn đi mất, tạo môi trường sống tương tự gần giống với chúng sống ở ngoài thiên nhiên.
Tùy điều kiện: địa hình, quản lý, chăm sóc, giống lươn, thức ăn, phòng trị bệnh tật... mà có các hình thức nuôi khác nhau.
1. Bể xây nuôi lươn
Chọn nơi dễ lấy nước vào và thoát nước ra, nước chảy quanh năm càng tốt.
Bể nuôi lươn có nhiệm vụ chính là ngăn chặn, nhưng cũng nên phù hợp với điều kiện sống tự nhiên của lươn. Trước hết, bể phải đảm bảo độ cao để lươn không vượt qua được. Độ cao tối đa mà lươn có thể dựng thân vào tường để ngoi lên là 2/3 chiều dài thân chúng (ví dụ: lươn dài 60 cm có khả năng dựng thân tới 40 cm). Thứ hai, không nên xây bể quá rộng vì khó chăm sóc. Chiều dài của mỗi bể nuôi có thể từ 2-5 m. Nếu có địa thế xây dài thì nên ngăn thành nhiều bể.
Một số cơ sở đã xây bể theo kích thước: rộng 1 m, dài 3-5 m và cao 1-1,2 m: bằng gạch, đá, trát xi măng.
Tốt nhất là bể được xây chìm dưới mặt đất từ 20-40 cm, đáy đổ lớp bùn nhuyễn cũng khoảng 20-40 cm, lớp nước 10-20 cm. Ở một đầu bể, ta đổ một lớp đất sét pha thịt cao 50-60 cm, rộng ít nhất 40-50 cm để lươn vào làm tổ. Phía trên lớp đất trồng cỏ, rau khoai... để giữ đất và che mát. Cần bố trí một nơi cố định trong bể làm chỗ cho lươn ăn để tiện việc theo dõi lươn ăn và làm vệ sinh khi thức ăn còn thừa.
Related news
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân chăn nuôi heo, cá điêu hồng, cá tra,… đang “điêu đứng”, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng chủ yếu xoay quanh vấn đề về giá, với giá cá bán thấp hơn so với giá thành sản xuất.
Các xã An Long, Phú Thành A (Tam Nông, Đồng Tháp) có hàng chục hộ nuôi lươn trong hồ lót bạt nilon và hồ xi măng. Mỗi đợt nuôi từ 8 - 12 tháng, xuất bán hàng chục tấn lươn thương phẩm, thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
Do lươn có tập tính sống chui rúc trong bùn đáy và đào hang để trú ẩn, đồng thời lươn cũng có thể bò đi mất nếu bờ ao không đủ cao. Do vậy vấn đề nuôi lươn trong các ao mương cần phải hết sức chú ý vấn đề này.
An Giang là một trong những tỉnh có diện tích nuôi lươn thương phẩm tương đối lớn trong vùng ĐBSCL. Người dân vùng ĐBSCL bắt đầu nuôi từ những năm cuối của thế kỷ 20. Riêng diện tích nuôi của An Giang dao động từ 80.000 - 120.000 m2/năm trong 3 năm trở lại đây.
Chúng ta không lạ gì con lươn. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu không hết hoặc hiểu sai về nó. Đơn cử là câu hỏi: Lươn ngủ ở đâu? Rất nhiều người cho rằng nó ngủ dưới đáy ao.