Phú Yên phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn
Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện rệp sáp bột hồng phát sinh gây hại trên 212ha sắn, tỉ lệ hại từ 0,1 đến 90% cây, giai đoạn cây con - phát triển thân lá. Trong đó, các huyện Đồng Xuân bị gây hại 66ha sắn, Sông Hinh 63ha, Đông Hòa 6,2ha, Phú Hòa 15ha, Tây Hòa 3ha, Sơn Hòa 10,3ha, TX Sông Cầu 11ha...
Rệp sáp bột hồng là loại sâu hại nguy hiểm, rất khó phòng trừ và là đối tượng dịch hại mới ở Việt Nam, lây lan rất nhanh qua hom giống, phát tán theo gió, trôi theo nguồn nước, bám dính trên phương tiện vận chuyển… Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, sâu hại này sẽ phát tán, lây lan nhanh, có nguy cơ gây hại nghiêm trọng làm giảm năng suất, chất lượng sắn.
Tại buổi lễ, tiến sĩ Ignazio nhận định: Việc dùng thuốc bảo vệ thực vật không thể diệt hết rệp sáp bột hồng, CIAT đang nghiên cứu ảnh hưởng thuốc trừ rệp sáp bột hồng tác hại đối với thiên địch. Cùng với đó, CIAT cũng đang nghiên cứu sử dụng ong ký sinh là biện pháp phòng trừ sinh học hữu hiệu đối với rệp sáp bột hồng…
Dịp này, Sở NN-PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị thuộc sở chỉ đạo UBND các xã có sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng gây hại nặng phối hợp cùng trạm bảo vệ thực vật khoanh vùng ổ dịch và tổ chức tiêu hủy theo quy trình nhằm khống chế nguồn lây bệnh trên diện rộng. Bên cạnh đó, địa phương cần vận động nhân dân không vận chuyển hom giống sắn từ khu vực đã bị nhiễm rệp sáp bột hồng đến các vùng khác, đặc biệt là không sử dụng cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng làm giống trong vụ trồng mới.
Related news
Tình trạng sông Ba Lai chưa được khép kín là nguyên nhân làm sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre bị thiếu nước.
Nông dân xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đang áp dụng thành công mô hình trồng mè xen canh với lúa đông xuân và hè thu. Mô hình này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập từ 20 - 25 triệu đồng/héc-ta, mà còn tăng thêm màu mỡ đất và tạo việc làm cho lao động địa phương...
Năm 2015 là năm đầu tiên mận tam hoa Bắc Hà (Lào Cai) được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu chất lượng, khẳng định vị trí của mận tam hoa trên thị trường.
Sau rằm tháng giêng, xoài xung quanh các triền núi Cô Tô, núi Dài lớn, núi Cấm… bắt đầu cho trái liên tục. Khác với lối canh tác truyền thống, nhà vườn Bảy Núi (An Giang) áp dụng phương pháp xử lý ra hoa trái vụ, nhất là đối với các loại giống mới.
Cuối năm nay, lô hàng nhãn chín muộn đầu tiên của huyện Hoài Đức sẽ tiếp cận thị trường Mỹ - một trong những thị trường khó tính nhất về trái cây hiện nay.