Phụ Nữ Làm Kinh Tế Giỏi

Cùng với việc xây dựng ổn định đời sống văn hóa, chị em phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong các phong trào ở địa phương nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Một trong những tấm gương đó là chị Nguyễn Thị Huấn - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ dân phố Vĩnh Ninh 2, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang Chị Nguyễn Thị Huấn bắt đầu chuyển đổi từ nghề nông sang nghề trồng hoa, trồng đào từ năm 2005. Được biết, trước kia kinh tế gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Sau khi Thành phố mở rộng thu hồi đất, gia đình chị bắt đầu đi thuê đất làm kinh tế gia đình, và chuyển sang trồng đào, trồng hoa mỗi năm thu được gần trăm triệu đồng.
Đến nay, gia đình chị đã dần dần thoát nghèo, đời sống đi vào ổn định. Chị Nguyễn Thị Huấn - Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ tổ dân phố Vĩnh Ninh 2 – Phường Hoàng Văn Thụ - TP Bắc Giang tâm sự: "Từ ngày nhà nước thu hồi ruộng đất chúng tôi đã tự tìm công ăn việc làm phù hợp với mình. Từ năm 2005 đến giờ, kinh tế gia đình lúc nào cũng khá giả, phù hợp với sở thích. Và từ đó, chị em trên xã Dĩnh Kế tuy không cùng xóm làng nhưng chị em luôn giúp đỡ nhau, giờ đây trên cánh đồng chủ yếu là trồng hoa, trồng đào, cây cảnh" Với kinh nghiệm gần 15 năm làm Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ, chị không chỉ là người phụ nữ làm kinh tế giỏi mà chị Huấn luôn tích cực tham gia các hoạt động của Hội phụ nữ ở địa phương, cùng với tinh thần đoàn kết chị đã giúp đỡ cho chị em phụ nữ ở địa phương về vốn và truyền đạt kinh nghiệm trồng hoa, trồng đào mà chị tích lũy được sau những tháng ngày tìm tòi, học hỏi để cùng nhau vươn lên thoát nghèo.
Chị Nguyễn Thị Huấn – Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ tổ dân phố Vĩnh Ninh 2 – Phường Hoàng Văn Thụ - TP Bắc Giang chia sẻ: "Ngoài những công việc như này ra, chị em lúc rỗi lại đi lấy hoa ở các cửa hàng, đại lý lớn. Ngày bình thường kiếm được 100, 200 nghìn. Ngày rằm, mùng 1 được 500 - 700 nghìn. Mặc dù nhà nước thu hồi đất nhưng đời sống của chị em vẫn đi vào ổn định" Hiện nay, Hội liên hiệp phụ nữ phường Hoàng Văn Thụ gồm có 9 chi hội trực thuộc với 59 tổ phụ nữ, trong tổng số 2670 người. Trong những năm qua, Hội luôn tích cực quan tâm tới các chị em ở chi hội, tổ chức nhiều câu lạc bộ - như: “Câu lạc bộ không sinh con thứ 3”, “5 không, 3 sạch”, “CLB phụ nữ giáo dục con theo 5 điều Bác Hồ dạy”. Chị Nguyễn Thị Phương Bắc – Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang cho chúng tôi biết: "Với các chi hội ở các cơ sở ngoài đặc thù của các chi hội bằng các hoạt động cụ thể, chúng tôi đã dấy lên phong trào nuôi lợn tiết kiệm để giúp chị em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các cháu học sinh nghèo vượt khó có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ngoài ra còn tổ chức nhiều câu lạc bộ - như: 5 không 3 sạch, phụ nữ giáo dục con theo 5 điều Bác Hồ dạy.
Từ đó chúng tôi thấy hoạt động của chị em ở các chi hội dấy lên hoạt động thi đua" Chị Nguyễn Thị Huấn chỉ là một trong những tấm gương điển hình của người phụ nữ làm kinh tế giỏi trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ. Để tiếp tục xây dựng, phát triển được tổ chức Hội vững mạnh, Hội liên hiệp phụ nữ phường vẫn thường xuyên động viên, cũng như tuyên truyền nâng cao nhận thức, trình độ năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp năng động, sáng tạo có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, trung hậu đảm đang, giỏi việc nước - đảm việc nhà .
Related news

Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

Trong tháng 2/2014, nông dân đã thả nuôi vụ tôm mới trên diện tích hơn 30.620ha. Trong đó, nuôi tôm sú công nghiệp - bán công nghiệp hơn 1.030ha, còn lại là thả nuôi với các hình thức khác như: quảng canh, quảng canh cải tiến kết hợp, nuôi tôm thẻ chân trắng...

Trong quá trình tìm hiểu vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu tại chỗ và cho hiệu quả kinh tế cao, ông Nguyễn Công Minh (Bình An, Song Bình, Chợ Gạo - Tiền Giang) đã chọn nuôi gà Đông Tảo (còn gọi là gà Đông Cảo).

Thương lái đặt vấn đề mua lá khoai lang, mua đậu bắp xanh số lượng lớn nhưng “không chịu làm hợp đồng”. Đây là những kiểu mua bán lạ thường mà theo ông Lê Văn Trung- Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn Thành Lợi (Bình Tân - Vĩnh Long) “trước giờ chưa từng gặp”.

Thay vì trồng cây thanh long, nhiều hộ trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) chuyển sang trồng cây mía, phù hợp với đất và điều kiện nước tưới. Mía được trồng nhiều ở Ku Kê - Thuận Minh, Dốc Gáo, Bê Độc Lập của 2 xã Hàm Phú, Hàm Trí.