Phú Lạc phát triển chăn nuôi bò

Thực tế cho thấy, chăn nuôi bò đã đem lại nguồn thu nhập khá cao cho nông dân Phú Lạc.
Toàn thôn Phú Lạc có khoảng 1.200 con bò; hộ nuôi ít nhất 2 con, nuôi nhiều trên chục con; tỉ lệ bò lai đạt trên 90%.
Ông Nguyễn Hoài Giang, khuyến nông viên xã Bình Thành, cho biết: Thời gian gần đây nông dân thôn Phú Lạc chú trọng chăn nuôi bò, nhờ biết áp dụng KHKT vào chăn nuôi nên ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
Nhiều hộ nuôi bò ở Phú Lạc đều cho rằng, nuôi bò dễ hơn nuôi heo, giá cả lại ổn định hơn, mỗi con bò sẻ nuôi 5-7 tháng bán ra cũng được khoảng 15 triệu đồng, bò lai thì giá cả cao hơn, hộ nuôi 2 con cũng kiếm được vài ba chục triệu đồng/năm, có số tiền lớn để lo cho con cái ăn học, trang trải cuộc sống.
Bà Nguyễn Thị Thiện, ở đội 1 thôn Phú Lạc, bộc bạch: “Nhiều năm qua, gia đình tôi nuôi con ăn học nhờ chăn nuôi bò.
Nhà tôi có 4 con bò cái sinh sản, một năm đẻ được 4 con nghé con, là nghé lai nên bán được giá cao, thu nhập 70-80 triệu đồng/năm”.
Để giúp các hộ chăn nuôi đạt hiệu quả cao, ngành chức năng của xã, huyện đã mở nhiều lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc bò sinh sản, bò thịt và phương pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn bò.
Nhờ đó, đàn bò trong thôn ít bị dịch bệnh và phát triển tốt.
Người nông dân xem con bò là nguồn thu nhập chính của gia đình nên cũng rất tâm huyết với việc nuôi bò.
Ngoài các loại cây trồng như mì, bắp, bà con còn trồng thêm cỏ voi; kết hợp pha trộn thức ăn hỗn hợp cho bò, ngày càng đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ông Lê Văn Ngại, ở thôn Phú Lạc, có kinh nghiệm nhiều năm nuôi bò.
Gần đây, qua các lớp tập huấn, ông đã tiếp thu được kỹ thuật vỗ béo bò để nâng cao giá trị sản phẩm.
Ông cho biết, 2 tháng trước, ông mua một con bò ốm trị giá 18 triệu đồng, đem về nuôi vỗ béo theo kỹ thuật được cán bộ khuyến nông hướng dẫn, bò tăng trọng nhanh, được thương lái trả mua với giá 29 triệu đồng; trừ chi phí, còn lãi hơn 7 triệu đồng sau gần 2 tháng chăm sóc.
Hiện ông đầu tư trồng 2 sào cỏ voi và trồng 3 sào bắp để có thêm nguồn thức ăn xanh vỗ béo 2 con bò chuẩn bị bán trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến.
Trong thời gian tới, xã Bình Thành tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân phát triển đàn bò; hướng dẫn, tạo điều kiện cho bà con tiếp cận nguồn vốn vay để xây dựng chuồng nuôi phù hợp;
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò, hướng dẫn trồng các loại cỏ làm thức ăn cho bò, nhằm mở ra hướng làm giàu bền vững cho nông dân, góp phần phát triển KT-XH địa phương.
Related news

Vụ trồng atiso năm 2013 - 2014, huyện Sa Pa (Lào Cai) hỗ trợ người dân trồng mới 15,2 ha cây atiso, nâng tổng diện tích cây dược liệu atiso của toàn huyện lên 47,2ha.

Với ưu điểm quả ngon, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa nên những năm gần đây, nhãn chín muộn đã trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ dân trên địa bàn phường Phố Cò, T.X Sông Công (Thái Nguyên).

“Bò nuôi rẽ” là tên gọi do các gia đình tham gia mô hình đặt. Với mô hình này, người có bò sẽ cho người nghèo, người không có vốn sản xuất nhận nuôi. Sau khi bò mẹ đẻ bò con, người nhận nuôi được các chủ bò chia một nửa tổng giá trị.

Mấy năm trở lại đây, nông dân huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) chuyển đổi diện tích vườn cây kém hiệu quả sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, măng cụt, bưởi Năm Roi,... Riêng ấp Phương Bình, xã Phương Phú, nông dân đã chuyển gần 200ha sang trồng quít đường, thu lợi hàng trăm triệu đồng.

Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.