Nâng cao hiệu quả công cụ phòng vệ thương mại

Đó là nhận định được rút ra từ báo cáo nghiên cứu “Sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi FTAs và Cộng đồng kinh tế ASEAN” vừa được công bố tại Hà Nội.
Theo đó, các biện pháp phòng vệ thương mại (chống phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ) được xếp vào nhóm công cụ phi thuế quan trong rào cản thương mại.
Đến nay, dù có nhiều FTAs nhưng không một nước nào trên thế giới từ bỏ hoàn toàn các biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất trong nước hay hướng tới một số mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.
Báo cáo cũng cho thấy mức độ thấp một cách đáng ngạc nhiên trong việc sử dụng công cụ PVTM của doanh nghiệp Việt Nam.
Theo đó, gần 10 năm qua, số lượng các vụ điều tra PVTM đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam chỉ có 4 vụ, trong đó có 2 vụ dẫn tới áp dụng biện pháp PVTM.
Ngược lại, số lượng các vụ điều tra PVTM đối với hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài tính đến tháng 10/2015 là 94 vụ, trong đó dẫn tới áp dụng biện pháp PVTM là 46 vụ.
Về phía các doanh nghiệp Việt Nam, họ dường như đang bỏ quên công cụ PVTM.
Số liệu báo cáo cho thấy: 78,3% doanh nghiệp Việt Nam không biết hoặc có nghe nói nhưng không hiểu sâu về công cụ này; chỉ có 1,89% doanh nghiệp tìm hiểu tương đối nội dung này.
Đáng lo ngại, chưa đến 13% số doanh nghiệp cảm nhận được việc hàng hóa nước ngoài cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam.
Theo các chuyên gia kinh tế, thực tế trên cho thấy bức tranh không mấy khả quan về nhận thức và năng lực của doanh nghiệp Việt Nam đối với công cụ PVTM.
Để sử dụng các biện pháp PVTM hiệu quả, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng.
Đối với doanh nghiệp, tăng cường thông tin qua các hiệp hội hoặc tới chính các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cũng cần đưa PVTM thành một loại chiến lược kinh doanh cũng như đào tạo nhân lực cho công tác này.
Các chuyên gia kinh tế cũng khuyến nghị: Nên có cơ chế công khai thông tin như mở rộng phạm vi thông tin xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp được phép tiếp cận; hỗ trợ tiền tố tụng cho doanh nghiệp; hoàn thiện cơ sở pháp lý về PVTM ở Việt Nam.
Đã xuất hiện nhiều dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nước ngoài tại Việt Nam thông qua việc bán với giá thấp kỷ lục.
Related news

100 hộ dân ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi đang điêu đứng vì cá chẽm nuôi ra không bán được, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Đoàn công tác của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Hải dương học vừa nghiệm thu mô hình và bàn giao sản phẩm từ mô hình trồng đáy và trồng treo rong nho biển trong bể cho UBND huyện Trường Sa. Đây là kết quả thực hiện đề tài chuyển giao kỹ thuật trồng, chế biến và bảo quản rong nho biển cho quân và dân huyện đảo Trường Sa, do Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hòa (Viện Hải dương học) làm chủ nhiệm.

Ở Phú Vang, rất nhiều người biết đến ông Võ Diên (thôn Tân Mỹ, thị trấn Thuận An Phú Vang - Thừa Thiên Huế) – người dám biến vùng đất đầy bom mìn, lau sậy thành hồ nuôi trồng thủy sản.

Dự án “Mô hình tưới nước tiết kiệm cho dân nghèo Nam Trung Bộ tại Ninh Thuận” được Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Tổ chức iDE triển khai thực hiện từ tháng 2-2011. Qua hơn 2 năm thực hiện, mô hình không chỉ giúp người dân giải quyết vấn đề khó khăn về nước sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng mà còn góp phần quan trọng bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường trên những vùng đất khô cằn.

ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, với diện tích canh tác hàng năm hơn 4 triệu ha, chiếm khoảng 50% sản lượng lúa cả nước. Tuy nhiên, đây là một trong 5 vùng bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu nên nông nghiệp ĐBSCL đang đứng trước những thách thức lớn.