Phú Hòa (An Giang) Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Đất
Cá sặc rằn, còn gọi là cá rô tía da rắn hay cá rô tía Xiêm hay cá lò tho là một loài cá thuộc họ Cá tai tượng. Loài cá này là một món ăn quan trọng trong nền ẩm thực của nhiều nước, đồng thời nó cũng là một loài cá cảnh thông dụng.
Khô cá sặc rằn được xem như đặc sản vùng đồng bằng Sông Cửu Long, do chất lượng thịt thơm ngon, người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy, nuôi cá sặc rằn thương phẩm càng ngày càng được nhiều nông dân quan tâm.
Nắm bắt được nhu cầu của nông dân, ngày 09/09/2014 dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến Nông An Giang, Trạm Khuyến Nông huyện Thoại Sơn kết hợp với chính quyền địa phương thị trấn Phú Hòa đã thực hiện trình diễn mô hình nuôi cá sặc rằn trong ao đất.
Đến dự hội thảo có ông Phan Phi Hùng (trưởng trạm Khuyến Nông huyện Thoại Sơn), ông Trần Minh Huy (cán bộ kỹ thuật thủy sản của Trung tâm Khuyến Nông) cùng hơn 50 bà con nông dân và các Khuyến nông viên của các xã lân cận đến tham dự.
Mô hình được thực hiện từ tháng 03/2014 tại 2000m2 mặt nước ao của hộ ông Dương Văn Sắt ấp Thanh Niên, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn. Qua hơn 6 tháng thả nuôi năng suất cá đạt 2,07kg/m2, trong đó 75% cá nuôi đạt kích cỡ 9 – 10con/kg, tỷ lệ sống: 85%. Kế hoạch đến tháng 11/2014 sẽ thu hoạch, dự kiến sản lượng được 4.136 kg, với giá bán hiện tại 57,500đ/kg, trừ hết chi phí lợi nhuận được khoảng 37 triệu.
Theo ông Sắt cho biết nuôi cá sặc rằn không khó lắm, về kỹ thuật khá đơn giản. Diện tích ao nuôi có thể nhỏ hơn tùy vào diện tích ao nuôi sẵn có, bờ bao phải cao để tránh ngập lụt. Trước khi thả cần phải cải tạo ao (vét bùn và phơi đáy ao), sau khi cải tạo xong tiến hành lấy nước vào và xử lý lại bằng Glu – RV 1- 2ngày trước khi thả cá giống con, mực nước ao nuôi khoảng 1,5 - 2m.
Về cá giống, trọng lượng khoảng 150 – 200con/kg là phù hợp để thả, mật độ cá con khi thả vào khoảng 20 - 30con/m2 là tốt nhất. Trong thời gian nuôi nên chú ý thay nước mỗi tháng từ 1 - 2lần, bổ sung men vi sinh tăng cường sức đề kháng và bổ trợ hệ tiêu hóa cho cá. Định kỳ 2lần/tháng bắt cá để kiểm tra tốc độ tăng trưởng và dịch bệnh.
Mô hình nuôi cá sặc rằn được rất nhiều nông dân quan tâm vì dễ nuôi và có hiệu quả kinh tế. Đây là một trong những mô hình mới nhằm chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, phá thế độc canh cây lúa, tạo ra sản phẩm có giá trị cao giúp người dân xóa đói giảm nghèo và từng bước vươn lên làm giàu.
Related news
Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bạc Liêu đã triển khai thử nghiệm mô hình nuôi vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học, sử dụng đệm lót Balasa, với quy mô 500 con vịt xiêm Pháp, tại 5 huyện Giá Rai, Phước Long, Hòa Bình, Vĩnh Lợi và Hồng Dân.
Nuôi tôm hùm xuất khẩu đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao được ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đầu tư nhân rộng.
Từ đầu tháng 5 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện bệnh đốm trắng trên tôm, làm cho hàng vạn con tôm giống khoảng 30 - 40 ngày tuổi bị chết. Điển hình như tại hộ nuôi của các anh Phan Văn Tài, Lê Xuân Sửu, Lê Xuân Thắng (đều trú tại thôn 6 xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên), với 27 vạn con tôm giống nuôi trên diện tích 0,72 ha bị chết.
Hiện nay, việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản ven bờ đang gia tăng cả về phương tiện và dụng cụ khai thác. Điều này ảnh hưởng đến sinh kế lâu dài của ngư dân ven biển.
Đó là nội dung quan trọng tại công văn số 1234/TCTS-NTTS ngày ngày 20/5/2015 của Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) về việc chỉ đạo tăng cường quản lý, sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2015.