Phòng trừ cỏ dại cho ruộng mía
Hiện hoạt chất thuốc diệt cỏ Paraquat đã bị cấm sử dụng và thời gian tới tiếp tục là hoạt chất thuốc cỏ Glyphosate cũng bị loại ra khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, trong khi nhu cầu sử dụng thuốc BVTV để diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp vẫn rất lớn.
Hiểu được vấn đề này, Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn trong thời gian qua đã phối hợp với Trạm nguyên liệu số 3 - Công ty Cổ phần Mía đường 333 huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk thực hiện mô hình phun trình diễn sử dụng sản phẩm thuốc cỏ FASFIX 150SL và ANSARON 500SC phòng trừ cỏ dại cho ruộng mía gốc đã 3 năm tuổi.
Phun sản phẩm Ansaron 500SC, liều dùng 3 lít/ha, lượng nước phun 400lít/ha vào giai đoạn tiền nảy mầm khi mới làm đất cỏ chưa mọc.
Phun Fasfix 150SL, liều dùng 3 lít/ha, lượng nước phun 400 lít/ha vào giai đoạn hậu nảy mầm, khi mía được 3 tháng tuổi.
Lưu ý khi phun thuốc:
+ Giai đoạn tiền nảy mầm: Phun khi đất đủ ẩm, nên phun ngay sau ngày có mưa.
+ Giai đoạn hậu nảy mầm: Phun ướt đều tán lá cỏ và toàn bộ thân cây cỏ.
Kết quả ghi nhận ruộng mía rất sạch cỏ.
Phun sản phẩm Ansaron 500SC giai đoạn mới làm đất, cỏ chưa mọc hoạch, mới mọc được 1 - 2 lá thì ruộng mía rất sạch cỏ, 3 tháng sau khi mía làm lóng, giao tán cỏ mọc lại rất ít.
Đối với những chỗ còn sót cỏ do mía lên chậm đất còn hở và những gò đất cao cỏ mọc trở lại, tiến hành phun lần 2 bằng thuốc Fasfix 150SL đánh giá sau 4 ngày cỏ đã úa vàng toàn bộ từ gốc lên ngọn; Sau 10 ngày phun thì cỏ đã chết, đạt trên 90%, toàn bộ phần xanh của cây cỏ đã vàng khô.
Trước và sau phun FASFIX 150SL 4 ngày.
Thuốc Fasfix 150SL phun giai đoạn này có gây ảnh hưởng đến cây mía, tuy nhiên ảnh hưởng được xem là không đáng kể, chỉ cháy táp những lá phía dưới gốc cây mía, cây mía tiếp tục phát triển bình thường.
Quản lý cỏ dại trên ruộng mía bằng cặp đôi sản phẩm Ansaron 500SC và Fasfix 150SL mang lại hiệu quả diệt cỏ cao, lưu ý để đảm bảo an toàn cho cây mía, chỉ phun Fasfix 150SL khi mía đã được từ 3 tháng tuổi trở lên.
Related news
Vài năm nay, cây hồ tiêu miền Đông Nam bộ – Tây Nguyên chết hàng loạt, giá tiêu hạt giảm sâu, khiến hàng loạt nhà vườn lao đao.
Tại ĐBSCL, diện tích trồng nấm rơm tăng cao, trở thành nghề đem lại thu nhập khá cho nông dân.
Đó là mô hình trồng thanh long ruột đỏ của gia đình anh Lương Quốc Huy, thôn Làng Thọc, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên (Yên Bái).