Phòng trừ bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa hấu
Trong nhóm rau màu, dưa hấu là một trong những cây trồng cho giá trị kinh tế khá cao, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu rau màu của Việt Nam.
Bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa hấu do nấm Mycosphaerella citrullina gây ra.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, có rất nhiều loại dịch hại làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng trái. Một trong những dịch hại nguy hiểm thường xuất hiện trên dưa hấu đó chính là bệnh nứt thân xì mủ mà bà con nông dân thường gọi là bệnh “bã trầu”.
Triệu chứng gây hại: Bệnh gây hại chủ yếu trên thân, đôi khi có trên lá và cuống trái.
Trên thân: Nhất là trên nhánh thân có hình bầu dục, màu xám trắng, kích thước khoảng 1 – 2 cm, đốm hơi lõm, làm khuyết một bên thân hay nhánh. Trên vùng bệnh, nhựa màu nâu đỏ ứa ra thành giọt, sau cùng đổi thành màu nâu đen và khô cứng lại. Nơi vùng bệnh, vỏ thân có thể bị nứt nẻ, trên đó cũng có mang nhiều quả thể nấm màu đen và nhỏ. Bệnh làm héo dây hay héo nhánh.
Trên lá: Vết bệnh không đều và lan rộng dần, kích thước khoảng 1 – 2 cm hoặc lớn hơn, lúc đầu là đốm úng nước, sau đó sẽ khô lại và có màu nâu nhạt. Bệnh thường xuất hiện từ bìa lá lan vào, theo những mảng hình vòng cung, trong đó có các vòng đồng tâm nâu sậm, sau đó, đốm có màu nâu đen với các vòng đen đồng tâm, lá bị cháy. Tâm vết bệnh có nhiều bào nang có miệng, còn được gọi là quả thể.
Điều kiện phát sinh gây hại:
- Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 20 – 30 độ C, chết ở 55 độ C trong 10 phút, độ pH thích hợp 5,7 – 6,4.
- Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh, lây lan bằng bào tử. Thời tiết nóng và mưa nhiều là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển. Đặc biệt là các ruộng dưa hấu bón nhiều phân Đạm.
Biện pháp phòng trừ:
- Xử lý đất trước khi trồng bằng vôi bột với lượng 35- 40kg/1.000m2.
- Tiêu hủy cây bị bệnh và tàn dư cây trồng sau mỗi vụ thu hoạch.
- Bón phân cân đối Đạm - Lân - Kali, nên bổ sung Canxi dễ tiêu như SPC- Cal.
- Hạn chế tưới nước quá nhiều vào buổi chiều. Khi tưới nước cần chú ý không nên té nước lên thân, lá, tốt nhất nên áp dụng biện pháp tưới ngấm cho đủ độ ẩm (80-85%) rồi tháo kiệt nước đi.
- Thường xuyên thăm ruộng dưa hấu. Khi có dấu hiệu bệnh chớm xuất hiện cần tiến hành phun thuốc ướt đẫm lên thân, lá và gốc dưa hấu bằng các loại thuốc như sau: Clearner 75WP, Mexyl MZ 72WP, Alpine 80WG… Nếu bệnh nặng nên phun lặp lại lần 2 sau 3 – 5 ngày.
Related news
Kỹ thuật trồng cây dưa lê siêu ngọt cực đơn giản, không mất nhiều thời gian chăm sóc lại cho ra quả ngọt ăn suốt mùa hè.
Thực hiện đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, khuyến khích đưa công nghệ cao vào sản xuất,ở Nghệ An đã xuất hiện một số mô hình trồng dưa lưới Nhật bản trong nhà màng
Kỹ thuật trồng cây dưa hấu ruột vàng cũng tương tự như trồng dưa hấu thường có thể trồng quanh năm mà không lo về điều kiện thời tiết hay sâu bệnh.
Đây là giống dưa thuần được chọn tạo từ một mẫu giống dưa bở nhập nội (mã số MDL-212/17) do ThS. Đoàn Xuân Cảnh, KS. Ngô Thị Mai là tác giả.
Diễn biến thất thường từ nóng ấm sang lạnh, một số ngày đêm và sáng có sương mù, ẩm độ không khí cao, ở những vùng trồng dưa chuột, dưa lê, dưa hấu bị chết...