Phòng, Chống Sâu Bệnh Gây Hại Lúa Đông Xuân 2014-2015
Thời tiết đang trong mùa lạnh là điều kiện thuận lợi cho một số loại sâu bệnh hại lúa phát triển, do đó người dân nên quan tâm chăm sóc lúa đông xuân để quản lý tốt các đối tượng dịch hại, nhất là từ nay đến Tết Nguyên đán 2015.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Đồng Tháp, thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Đồng Tháp đã hoàn tất việc xuống giống lúa đông xuân 2014-2015 với diện tích trên 201 ngàn ha. Trong đó, lúa đang trong giai đoạn làm đòng chiếm gần 73.200ha, lúa trong giai đoạn trổ chín 85.700ha.
Ngoài ra, số diện tích lúa đã thu hoạch đạt trên 23 ngàn ha, năng suất 6,81 tấn/ha (thấp hơn 0,16 tấn/ha so với vụ trước). Số diện tích lúa đông xuân gieo sạ sớm hiện nay đang trổ chín và sẽ thu hoạch trước Tết Nguyên đán 2015 chiếm 50%, còn lại là phần lớn diện tích nông dân xuống giống đồng loạt lúa đang trong giai đoạn làm đòng sẽ thu hoạch đông ken, tập trung thời điểm tháng 2-3 dương lịch.
So với các vụ sản xuất trước, vụ đông xuân năm nay do ảnh hưởng thời tiết nên việc phát triển của cây lúa gặp nhiều bất lợi. Đáng chú ý là từ đầu tháng 11 đến nay, thời tiết chuyển sang lạnh và có sương mù vào sáng sớm đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa, nhiều diện tích lúa đang bị một số đối tượng sâu bệnh gây hại.
Ông Trần Thanh Tâm - Trưởng Phòng BVTV, Chi cục BVTV tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Tính đến ngày 20/1, dịch hại lúa đông xuân trên địa bàn tỉnh chủ yếu là bệnh đạo ôn và rầy nâu nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Trong đó, số diện tích bị nhiễm rầy nâu chỉ ở mức độ nhẹ và trung bình.
Bên cạnh đó, dịch muỗi hành cũng đang xuất hiện trên các trà lúa trong toàn tỉnh, chiếm 3.742ha (diện tích bị ảnh hưởng nhẹ chiếm 2.056ha). Dự báo, đối tượng rầy nâu sẽ nở rộ vào ngay dịp Tết Nguyên đán, thời điểm từ 28 Tết đến mùng 3 Tết, còn bệnh đạo ôn lá sẽ xuất hiện nhiều vào giai đoạn đẻ nhánh tới làm đòng (thời điểm sau Tết Nguyên đán 2 tuần).
Để hạn chế thiệt hại do các đối tượng sâu bệnh gây ra, Chi cục BVTV tỉnh khuyến cáo chính quyền các địa phương và bà con nông dân cần tăng cường thăm đồng thường xuyên, không được chủ quan lơ là, kịp thời phát hiện dịch hại, triển khai các giải pháp phòng trị hiệu quả, kiểm soát tốt dịch hại, tổ chức chăm sóc, bón phân cân đối cho cây lúa theo đúng quy trình kỹ thuật “4 đúng”. Đối với những vùng đang xuống giống lúa hè thu sớm (diện tích đã xuống giống là 821ha) gần khu vực bị dịch muỗi hành, cần tăng cường bón phân lân, kali để giúp cây lúa sớm đẻ nhánh.
Ông Tâm cho rằng: “Nông dân cần thường xuyên thăm đồng, nắm rõ diễn biến rầy nâu và các loài dịch hại khác trên ruộng lúa để có những biện pháp kịp thời. Nếu phát hiện rầy cám có màu vàng nhẹ mật số hơn thì phun thuốc trừ rầy. Tuyệt đối không phun ngừa định kỳ khi mật số rầy còn thấp và không nên sử dụng thuốc phổ rộng phun cho lúa dưới 40 ngày tuổi để bảo vệ thiên địch, tránh bùng phát rầy nâu vào cuối vụ”.
Related news
Tại huyện Long Thành (Đồng Nai), hầu hết trong số 1.600 hécta bắp vụ hè - thu năm nay đều phát triển tốt, cho trái to, đều hạt với năng suất từ 5,5 đến hơn 8 tấn/hécta. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, bắp tươi bán tại rẫy chỉ có giá 3.800 đồng/kg, sau đó giảm xuống còn khoảng 2.800 đồng/kg.
Một công nhân của Xí nghiệp thoát nước số 3 (Công ty thoát nước Hà Nội) vừa đổ cá chết thu gom được trên Hồ vào xe thu gom rác vừa chia sẻ với chúng tôi: Từ sáng đến giờ (15.30 phút ngày 15-9) chúng tôi đã vớt đến cả tấn cá chết. Lượng cá chết vài hôm trước chỉ rải rác, nhưng sáng hôm nay tăng đột biến, chúng tôi phải huy động thêm công nhân đến vớt cá chết".
Hà Nội có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) lớn, song có một thực tế là hiện nay, nhiều người nông dân vẫn băn khoăn, lo lắng vì nguồn giống chưa đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Không ít hộ nuôi trồng thủy sản ngậm ngùi nếm "trái đắng" bởi mua phải giống kém chất lượng trên thị trường.
“Đây là mô hình đáp ứng được nhu cầu cải thiện cuộc sống của nhiều nông dân nghèo, thiếu đất sản xuất và góp phần giải quyết việc làm. Đây cũng được xem là mô hình lý tưởng giúp nông dân vươn lên khá giả, ổn định cuộc sống” – anh Trương Văn Ước (ngụ ấp Hòa Bình 3, xã Hòa Lạc, Phú Tân, An Giang) tâm đắc khi nói về nghề nuôi ếch đã giúp gia đình anh đổi đời.
Nhiều đối tượng nuôi cho hiệu quả kinh tế cao như: cá rô phi, ba ba, tôm càng xanh… đặc biệt con cá lóc bông được thị trường ưa chuộng đem lại thu nhập cao, ổn định, được xác định là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của nông dân Nghĩa Hưng.