Phòng Bệnh Nấm Da Lông Ở Bê Nghé
Bệnh do một số loài nấm ký sinh ở da và lông gây ra, trong điều kiện nóng ẩm của nước ta bệnh thường xảy ra ở bê, nghé dưới một năm tuổi. Các khuẩn ty và bào tử nấm xâm nhập vào da lông do gia súc tiếp xúc môi trường chuồng trại, bãi chăn thả, dụng cụ, thức ăn có mầm bệnh hoặc gia súc đang bị nhiễm nấm.
TRIỆU CHỨNG:
Thể hiện ba dấu hiệu đặc trưng:
- Các mụn sùi loét trên da có phủ vảy vàng xám hoặc nâu sẫm, cạy vảy ra, phía dưới có loét đỏ. Các đám da sần sùi loét có thể tập trung từng đám hoặc riêng rẽ.
- Các đám da bị sần sùi, nhăn nheo, dầy cộm trên mặt da nhưng không bị lở loét, lông rụng từng đám.
- Trên da nổi các mụn cóc to nhỏ khác nhau bị sừng hoá sần sùi màu xám hoặc nâu nhạt rải rác ở hai bên sườn, mông, vai và thường gặp ở bê, nghé 6 - 12 tháng tuổi.
PHÒNG BỆNH:
- Tắm chải gia súc hàng ngày
- Chuồng trại khô ráo, tháng mát, có sân bãi chăn thả cho gia súc tắm nắng. Định kỳ sát trùng chuồng trại.
- Thường xuyên kiểm tra phát hiện gia súc bệnh để cách ly điều trị.
Related news
Thời tiết mùa đông lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu bò phải làm việc ngâm chân lâu trong nước lạnh.
Bị cước chân và bị lạnh dẫn đến chết và giảm thân nhiệt là những nguyên nhân phổ biến của những trường hợp chết ở con vật nhỏ do trời lạnh. TS. W Dee Whittier – Bác sỹ thú y Đại học Virginia xem xét cách làm thế nào, với biện pháp quản lý thích hợp để tránh được những thiệt hại này.
Các nhà khoa học Mỹ cho biết họ vừa chế tạo thành công mô hình điều khiển lượng vitamin D ở bò nhằm xác định mức độ nào là tốt nhất cho quá trình phát triển và sức khỏe của bò.
Theo các nhà khoa học Mỹ, lượng nitơ có trong thức ăn của bò sữa được giữ lại trong sữa với hàm lượng rất ít, phần lớn lượng nitơ còn lại bị thất thoát ra ngoài theo chất thải (phân và nước tiểu). Vì vậy, việc cần làm trước mắt là phải “chuyển” (càng nhiều càng tốt) lượng nitơ có trong thức ăn “đến” nguồn sữa vắt.