Kiểm soát Dioxin trong thức ăn chăn nuôi - Phần 2 (Phần cuối)
Để ngăn ngừa nguy cơ ăn phải thực phẩm nhiễm dioxin, chính phủ Đức đã ra lệnh đóng cửa 4.700 nông trại; 8.000 gà mái đẻ và 10.000 trứng bị tiêu huỷ, 1.700 lít sữa mỗi ngày bị đổ bỏ với thiệt hại ước tính 40-60 triệu Euro mỗi tuần (theo AFP).
Hàn Quốc đã cấm nhập khẩu các sản phẩm lợn và gà từ Đức do e sợ ô nhiễm dioxin còn Nga thì tuyên bố sẽ thắt chặt các biện pháp kiểm soát đối với các sản phẩm từ thịt của Đức và một số nước châu Âu và có thể cấm nhập khẩu các sản phẩm trên nếu thấy cần thiết.
Câu chuyện trứng và thịt của Đức nhiễm dioxin năm 2010 làm người ta nhớ lại vụ bê bối về dioxin trong thức ăn gia súc xẩy ra ở Bỉ vào tháng 6 năm 1999.
Thức ăn gia súc Bỉ thời gian đó đã bị nhiễm dioxin ở mức cao do thức ăn được trộn với dầu máy đã qua sử dụng.
Khi thịt và thức ăn của Bỉ xuất sang các nước châu Âu thì lúc đó toàn châu Âu được coi là đã mang PCB và dioxin.
Sau đó thức ăn gia súc của Thuỵ Sĩ cũng được phát hiện là bị nhiễm dioxin.
Nguyên nhân là do các nhà máy thức ăn chăn nuôi nước này đã dùng kaolin để cải thiện tốc độ chảy của dòng thức ăn khi bơm từ kho này đến kho khác.
Kaolin của Đức với mức dioxin cao cũng đã được thêm vào thức ăn gia súc của Áo và Đức và sản phẩm từ động vật được nuôi bằng thức ăn thêm kaolin đã có mức dioxin cao hơn giới hạn cho phép 5-6 lần.
Để ngăn chặn nguy cơ nhiễm dioxin vào chuỗi thực phẩm cần ngăn chặn các con đường nhiễm dioxin vào thức ăn chăn nuôi.
Dioxin thấy chủ yếu có trong dầu mỡ cho nên cần kiểm soát nó từ dầu mỡ.
Không sử dụng dầu mỡ có hàm lượng cao dioxin, nhất là dầu sinh học đã qua chạy máy để đưa vào thức ăn chăn nuôi.
Dầu cá có nguy cơ bị nhiễm dioxin ở mức cao nếu nguồn nước bị nhiễm dioxin.
Gần đây một hệ thống xử lý giảm thiểu ô nhiễm dioxin trong dầu cá bằng chất hấp phụ cacbon và silicon đã được áp dụng, hệ thống này đã loại bỏ được từ 10-99% dioxin trong dầu cá nhưng chất lượng dinh dưỡng của dầu vẫn không bị tổn hại.
Ngoài những biện pháp trên thì các biện pháp khác nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm của môi trường đất, nước và không khí đối với dioxin là quan trọng, những nguồn dioxin này của môi trường, đặc biệt của khí thải công nghiệp, chính là thủ phạm gây nhiễm dioxin cho thực phẩm.
Related news
Nhận diện nguyên nhân, biện pháp phòng và trị bệnh viêm vú bò - Phần 2 (Phần cuối)
Bệnh liên quan đến móng khá … nổi tiếng là bệnh “lở mồm long móng” vì đây là bệnh truyền nhiễm có tính lây lan cao, diễn tiến nhanh và rầm rộ, gây thiệt hại kinh tế lớn.
Dioxin từ lâu đã được biết như là một chất độc cực mạnh, nó có thể gây nhiều bệnh ung thư như ung thư gan, tuỷ, thận, phổi; gây suy giảm khả năng miễn dịch, làm phôi thai phát triển bất thường gây dị tật bẩm sinh, gây bệnh tim mạch, tổn thương da, tiểu đường, rối loạn nội tiết.