Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Phòng Bệnh Đường Hô Hấp Ở Lợn

Phòng Bệnh Đường Hô Hấp Ở Lợn
Publish date: Wednesday. August 14th, 2013

Trong điều kiện thời tiết ở Việt Nam đặc biệt là ở miền Nam thì heo thường bị bệnh đường hô hấp vào lúc chuyển mùa từ nắng sang mưa chẳng hạn như trong khoảng tháng 4 và 5; từ mưa sang nắng vào tháng 11 trở đi hoặc là sau mùa lũ; khi thời tiết lạnh lúc đó vi sinh vật ở trong vùng hầu của heo có thể bộc phát gây bệnh hay vi sinh vật từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể heo qua đường hô hấp từ đó gây bệnh đường hô hấp trên heo.

Để phòng bệnh đường hô hấp hữu hiệu nhất cần chú ý các vấn đề sau:

- Xây dựng chuồng trại đúng quy cách: tránh hướng mưa tạt gió lùa (hướng Tây Nam Đông Bắc).

- Cung cấp thức ăn đầy đủ và có chất lượng tốt. Ngoài ra, khi cho ăn phải tránh tạo bụi trong chuồng đặc biệt là với thức ăn bột mịn.

-  Không nhốt quá nhiều heo trong một chuồng cũng như trong một dãy chuồng.

- Mỗi loại heo: nái nuôi con, heo cai sữa, heo thịt… cần được nuôi riêng ở những dãy chuồng riêng biệt và phải đảm bảo nguyên tắc “cùng vào, cùng ra”.

- Chọn thời điểm cai sữa heo con thích hợp: nếu cai sữa sớm heo con ở thời điểm 18-21 ngày tuổi thì ngăn chặn được nguồn lây bệnh từ mẹ sang con, tuy nhiên phải chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng và chuồng trại cho phù hợp. Ngược lại, nếu cai sữa trễ thì heo sẽ dễ nuôi hơn sau cai sữa nhưng dễ nhiễm bệnh từ heo mẹ truyền sang.

- Ghép bầy trong vòng 24 giờ sau khi sanh, không ghép quá trễ vì như thế heo lớn tuổi sẽ lây nhiễm sang heo nhỏ tuổi.

- Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học để tránh lây mầm bệnh cũng như tiêu diệt mầm bệnh: giới hạn sự ra vào của những người không phận sự vào chuồng nuôi. Không cho chó mèo vào chuồng vì là nguồn mang mầm bệnh. Định kỳ sát trùng chuồng trại.

- Sử dụng vaccin để phòng các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: giả dại (Porcilis Aujeszky), rối loạn hô hấp và sinh sản (BSL-PS100), viêm phổi địa phương (Respisure), viêm màng phổi, viêm phổi (Parapleuro Shield P). Ngoài ra, còn dùng thuốc để phòng bệnh do ký sinh trùng như: giun phổi, giun đũa.

- Sử dụng kháng sinh và các chất hỗ trợ như: vitamin C, A, E  và các acid hữu cơ. Chỉ sử dụng kháng sinh vào giai đoạn thay đổi sinh lý của heo như: khi cai sữa; nái mới đẻ; khi mới mua heo về vì những lúc này heo đang bị stress nên dễ mắc bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, có thể sử dụng kháng sinh vào thời điểm thay đổi thời tiết bất lợi cho heo như vào mùa lạnh.


Related news

Năng suất của động vật và đa dạng di truyền - Phần 2 Năng suất của động vật và đa dạng di truyền - Phần 2

Năng suất của động vật và đa dạng di truyền - Phần 2

Thursday. April 7th, 2016
Năng suất của động vật và đa dạng di truyền - Phần 3 Năng suất của động vật và đa dạng di truyền - Phần 3

Năng suất của động vật và đa dạng di truyền - Phần 3

Thursday. April 7th, 2016
Năng suất của động vật và đa dạng di truyền - Phần 4 Năng suất của động vật và đa dạng di truyền - Phần 4

Năng suất của động vật và đa dạng di truyền - Phần 4

Thursday. April 7th, 2016
Năng suất của động vật và đa dạng di truyền - Phần 5 (Phần cuối) Năng suất của động vật và đa dạng di truyền - Phần 5 (Phần cuối)

Năng suất của động vật và đa dạng di truyền - Phần 5 (Phần cuối)

Thursday. April 7th, 2016
Tăng trưởng của heo cai sữa - Phần 1 Tăng trưởng của heo cai sữa - Phần 1

Khi cai sữa ngày tuổi khác nhau thì trọng lượng có thể chênh lệch 2 thậm chí 3 lần. Phổ biến các quốc gia trên thế giới cai sữa vào khoảng 3~4 tuần tuổi khi trọng lượng heo con hơn 6 kg.

Friday. April 8th, 2016