Home / Hải sản / Tôm sú

Phòng Bệnh Cho Tôm Bằng Tỏi

Phòng Bệnh Cho Tôm Bằng Tỏi
Publish date: Saturday. November 26th, 2011

Mới đây, một nông dân ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế, đã dùng tỏi - một vị thuốc dân gian để phòng bệnh cho tôm và đem lại hiệu quả cao.

Vụ nuôi tôm đầu tiên của năm nay, gần như 100% tôm đã thả nuôi của xã Vinh Xuân đều bị chết, với tổng diện tích hơn 100 ha tôm mất trắng. Nguyên nhân là do dịch bệnh lây lan nhanh qua nguồn nước, nên tất cả các hộ đều thiệt hại. Thường thì các hộ nuôi dùng các loại kháng sinh có sẵn trên thị trường để phòng và trị bệnh cho tôm, nhưng hiệu quả không cao, hàng năm vẫn thua lỗ hàng chục tỉ đồng.

Riêng gần 1 ha hồ tôm của gia đình ông Lê Đức Xuân vẫn cho năng suất cao, trừ chi phí lãi hơn 23 triệu đồng. Đến vụ 2, tình hình lặp lại tương tự. Điều này đã trở thành 1 kỳ tích đối với các hộ cùng làm nghề. Chuyện lạ đó bắt đầu từ việc ông Xuân nảy sinh ý tưởng dùng tỏi để phòng bệnh cho tôm. Nói về sáng kiến của mình, ông Lê Đức Xuân cho biết: “Cái gì trong dân gian trị được cho người thì cũng có thể dùng được cho vật nuôi, xuất phát từ ý tưởng đó tôi nghiên cứu và bắt đầu bỏ không cho tôm ăn thuốc, vì thuốc có lợi trước mắt nhưng có hại về sau, mà tôi cho ăn tỏi. Thời gian tôi ở trong rừng mỗi lần bị cảm cúm đều ăn tỏi để trị cảm cúm, trị môi trường nước non, nên lần này tôi làm thử”.

Khi tôm bị bệnh, gia đình ông Xuân đã thử làm thuốc kháng sinh bằng tỏi cho tôm ăn. Khâu chế biến cũng không phức tạp lắm, củ tỏi được bóc sạch vỏ, giã nhuyễn, đem chưng vàng với dầu thực vật, theo tỷ lệ: 1 kg tỏi cộng với 1 lít dầu ăn, rồi đem trộn với 15 kg thức ăn của tôm, để một thời gian nhất định cho hợp chất trên ngấm đều, sau đó cho tôm ăn cách quãng trong 5 bữa. Thường thì, chỉ cho tôm ăn thức ăn có trộn tỏi trong khoảng từ 7 đến 10 hôm, là tạm nghỉ với thời gian tương đương, sau đó lại tiếp tục. Cứ như thế, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, ông Xuân đã tự lập được pháp đồ phòng và trị bệnh cho tôm bằng tỏi. Phòng bệnh cho tôm bằng tỏi có chi phí thấp hơn nhiều so với dùng thuốc.

Ông Lê Đức Xuân cho biết, bình quân trước đây 1 vụ, gia đình ông dùng thuốc bán sẵn trên thị trường chi phí từ 2 đến 3 triệu, vụ vừa rồi chỉ dùng tỏi, chi phí giảm còn khoảng 300.000 đồng. Rõ ràng tỏi đã tăng sức đề kháng cho tôm, nhưng dù như vậy thì cũng phải hết sức cẩn thận trong việc lấy nước vào, bởi nước ô nhiễm luôn mang theo nguồn bệnh, đó là kinh nghiệm của ông Xuân.

Một số hộ cũng đã làm theo ông Xuân, nhưng do không kiên trì làm từ đầu đến cuối, lại chủ quan trong việc lấy nước, nên tôm vẫn dịch bệnh. Tuy nhiên, để bài thuốc trên của ông Xuân có thể sử dụng một cách phổ biến, các cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế cần quan tâm, nghiên cứu và kiểm chứng, bởi rất có thể từ ý tưởng của người nông dân này lại là giải pháp hữu hiệu cho tình trạng dịch bệnh tôm chết tràn lan như hiện nay.


Related news

Bệnh Ở Tôm Nuôi Và Đôi Lời Bàn Bệnh Ở Tôm Nuôi Và Đôi Lời Bàn

Và mục đích của hội thảo cũng đã được xác định rất rõ ngay từ đầu, qua lời phát biểu ngắn gọn của tiến sĩ Nguyễn Việt Thắng, Thứ trưởng Bộ Thủy sản, là tìm giải pháp tổng hợp phòng ngừa bệnh là chính, và nếu xảy ra bệnh, phải tìm mọi cách chữa trị .

Tuesday. January 3rd, 2012
Nuôi Vỗ Tôm Sú Bố Mẹ Theo Qui Trình Lọc Sinh Học Nuôi Vỗ Tôm Sú Bố Mẹ Theo Qui Trình Lọc Sinh Học

Trại tôm mẹ được thiết kế cần 10 - 15% diện tích mái lợp sử dụng tol nhựa mờ, xung quanh bể che kín là đủ ánh sáng cần thiết cho quá trình nuôi vỗ

Wednesday. January 4th, 2012
Kinh Nghiệm Thả Tôm Giống Kinh Nghiệm Thả Tôm Giống

Trong nuôi tôm, ít người chú ý đến kỹ thuật thả tôm vì đơn giản họ nghĩ rằng thả tôm như thế nào cũng không ảnh hưởng đến sự sống của tôm. Thực tế không phải như vậy, kỹ thuật thả tôm rất quan trọng đến sự thích nghi và sức khỏe của tôm sau khi được chuyển từ môi trường này đến môi trường khác.

Wednesday. January 4th, 2012
Bệnh Còi Bệnh Còi

Khi tôm mới nhiễm virus MBV, dấu hiệu bệnh không biểu hiện rõ ràng. Khi tôm nhiễm bệnh nặng và phát bệnh thường có biểu hiện một số dấu hiệu sau: Tôm có màu tối hoặc xanh tái, xanh xẫm. Tôm kém ăn, hoạt động yếu và sinh trưởng chậm (chậm lớn)

Sunday. July 31st, 2011
Bệnh Phát Sáng Bệnh Phát Sáng

Bệnh phát sáng xuất hiện quanh năm trên các loài tôm sú, thẻ, càng xanh... Bệnh có thể xảy ra trong tất cả các giai đoạn ương nuôi từ trứng đến tôm trưởng thành. Bệnh phát triển mạnh trong môi trường nước giàu dinh dưỡng, nhiều chất hữu cơ ở độ mặn cao, thiếu oxy hòa tan, lây lan nhanh trong mùa nóng

Sunday. July 31st, 2011