Phát triển vùng nguyên liệu mè
Vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Cây mè (vừng) - Tiềm năng và định hướng phát triển vùng nguyên liệu ở Đồng Tháp Mười”. Hội thảo có sự tham gia của khoảng 60 đại biểu là nhà khoa học, khuyến nông địa phương, nông dân SX mè.
Nhiều ý kiến cho rằng, Đồng Tháp Mười có tiềm năng rất lớn để phát triển cây mè cả về đất đai, thời tiết khí hậu, bố trí cơ cấu mùa vụ. Qua nghiên cứu và thực tiễn đã thể hiện được tính ưu việt của cây mè trên vùng đất xám.
Mè có nhiều triển vọng về thị trường, giá cả và tiêu thụ khá ổn định, trồng mè luôn có lời. Phát triển mè phù hợp với chủ trương của Bộ NN-PTNT và của địa phương, đặc biệt tỉnh Long An đã quy hoạch đến năm 2020 ổn định 15.000 ha mè.
Hội thảo cũng đề cập một số vấn đề cần ưu tiên giải quyết để “làm chất xúc tác” phát triển SX mè nhanh hơn, hiệu quả hơn. Qua đó, tiếp tục nghiên cứu chọn giống mè mới có năng suất cao, chất lượng tốt hơn. Đẩy mạnh hơn chuyển giao để nông dân có điều kiện đầu tư thâm canh đẩy năng suất tới gần tiềm năng 1,2 - 1,4 tấn/ha.
Related news
Trang trại trồng tiêu của ông Nguyễn Ngọc Ân (thôn Thạch Xuyên, Duy Thu, Duy Xuyên - Quảng Nam) không còn xa lạ với người dân nơi đây khi ông dám “liều” đưa cây tiêu về vùng đất mới…
Lâu nay, nông dân ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên) trồng sắn theo phương thức quảng canh là chủ yếu nên năng suất thấp; đồng thời còn làm đất bị rửa trôi bạc màu, hoang hóa. Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất canh tác sắn, Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ triển khai mô hình trồng đậu phộng xen sắn trên đất đồi liên tục qua 4 vụ, chẳng những đã khắc phục được những tồn tại trên mà còn cho hiệu quả kinh tế cao.
Tháng 5-2012, Trạm Khuyến nông huyện Krông Bông (Dak Lak) xây dựng mô hình nuôi cá diêu hồng thương phẩm tại một số hộ dân trên địa bàn huyện. Qua 7 tháng thực hiện, đến nay những mô hình này đã bước đầu có hiệu quả, mang lại thu nhập khá cho người nuôi.
Mô hình ruộng lúa bờ hoa được Phòng Kinh tế TP Cà Mau triển khai tại xã An Xuyên và Lý Văn Lâm bước đầu cho năng suất cao, bình quân trên 6 tấn lúa/ha, lợi nhuận từ 19 - 21 triệu đồng/ha.
Năm 2012, nuôi trồng thủy sản huyện Vũ Thư (Thái Bình) đạt hiệu quả và giá trị kinh tế cao. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 1.600 ha, giá trị đạt 43,5 tỷ đồng, tăng 6,03% so với năm 2011. Góp phần không nhỏ vào kết quả khả quan này phải kể đến mô hình nuôi cá lồng trên sông Hồng.