Phát triển ngành Thủy sản theo hướng bền vững, tương xứng với tiềm năng
Trước những diễn biến bất thường của thời tiết, dịch bệnh trên tôm, cá, nhuyễn thể xuất hiện thường xuyên gây bất lợi cho sự phát triển của ngành Thủy sản - đó là một kết quả rất đáng phấn khởi cho ngành kinh tế mũi nhọn này.
Tin tưởng rằng, mức tăng trưởng sẽ còn cao hơn nữa, bởi cơ quan chức năng đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp mang tính đột phá, trước mắt là trong nhiệm kỳ 2016 - 2020.
Ngành thủy sản tăng trưởng trên nhiều mặt
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực của tỉnh Bến Tre như tôm biển, cá tra, nghêu, sò đều phát triển khá mạnh.
5 năm qua, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng từ 42.407ha lên 46.800ha, sản lượng ước đạt 251.500 tấn (tăng 49%), giá trị ước đạt 7.904 tỷ đồng, tăng 52,03%.
Trong đó, tôm chân trắng phát triển vượt bậc trong giai đoạn 2010 - 2015, từ 528ha năm 2010 đến nay là 7.500ha, đánh dấu bước phát triển mạnh về con tôm chân trắng, hình thành những vùng sản xuất chuyên canh tập trung, tay nghề kỹ thuật của người nuôi ngày một nâng cao, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu phục vụ chế biến xuất khẩu.
Nhuyễn thể phát triển ổn định thông qua hình thức quản lý cộng đồng và đã được Hội đồng Biển quốc tế cấp chứng nhận MSC.
Tôm càng xanh phát triển khá mạnh với hình thức nuôi mới là bán thâm canh và phương thức nuôi truyền thống trong mương vườn, xen lúa, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nâng cao thu nhập cho người dân.
Trong quá trình phát triển, nhiều tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn quốc tế được đưa vào áp dụng trong nuôi trồng thủy sản, nhiều cơ sở nuôi đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC, BAP, AquaGAP và MSC.
Tỉnh có đội tàu khai thác thủy sản tương đối lớn 3.620 chiếc, công suất bình quân 261CV/tàu, số tàu khai thác xa bờ luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước.
Đến nay, số lượng tàu khai thác xa bờ 1.762 tàu, chiếm 48,67% tàu cá toàn tỉnh, công suất bình quân 465CV/tàu.
Sản lượng khai thác năm 2015 ước đạt 165 ngàn tấn, tăng 21,6% so với năm 2010, giá trị năm 2015 ước đạt 5.386 tỷ, tăng 43,8% so với năm 2010.
Riêng năm 2015, ngư dân Bến Tre đóng mới và cải tiến hàng trăm tàu, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 29 tỉnh, thành có bờ biển.
Đến nay, tỉnh thành lập được 153 tổ hợp tác với 727 hộ/1.363 tàu khai thác thủy sản.
Các tổ hợp tác đã cải thiện được hiệu quả hoạt động khai thác, góp phần hình thành và phát triển hoạt động dịch vụ hậu cần trên biển, tạo điều kiện thuận lợi giúp cho tàu bám biển dài ngày đạt hiệu quả cao, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn chủ quyền vùng biển.
Bến Tre có 9 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu với công suất thực tế trên 70 ngàn tấn/năm, chủ yếu là sản phẩm đông lạnh (cá tra phi-lê, nghêu).
Sản lượng sản phẩm thủy sản qua chế biến tăng từ 23.400 tấn năm 2010 lên trên 44.500 tấn năm 2015.
Giá trị xuất khẩu tăng từ 49,7 triệu USD năm 2010 lên 62,5 triệu USD năm 2014.
Sản phẩm thủy sản của Bến Tre đã xuất khẩu sang 40 nước và vùng lãnh thổ như: Nhật, Mỹ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Bỉ, Malta, Ý, Hà Lan, Đức, Mexico, Canada, Cuba, Ai Cập... Trong đó, thị trường xuất khẩu chính vẫn là Nhật, Mỹ, EU.
Giải pháp để ngành thủy sản phát triển bền vững
Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Buội - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, ngành Thủy sản phát triển như hiện nay là chưa thật sự bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng.
Bởi còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức trước các điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh, giá cả không ổn định, sản phẩm thủy sản chưa được chế biến sâu, giá trị gia tăng trong sản phẩm còn thấp, tình trạng nuôi ngoài quy hoạch, điều kiện vệ sinh thú y chưa được đảm bảo.
Ông Buội cho biết:
Ổn định và khai thác có hiệu quả vùng nuôi theo hướng an toàn, bền vững đồng thời có chú ý đến các khả năng biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn sâu và kéo dài; đa dạng hóa đối tượng và phương pháp nuôi để khai thác cơ hội thị trường.
Xây dựng và nhân rộng mô hình nông ngư kết hợp trên đất lúa kém hiệu quả, khuyến khích mở rộng diện tích nuôi công nghiệp, bán công nghiệp; áp dụng công nghệ cao và quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) phù hợp quy chuẩn quốc tế... Đó là những tiêu chí mà ngành này sẽ thực hiện trong nhiệm kỳ tới.
Theo đó, trên lĩnh vực nuôi trông thủy sản, sẽ xây dựng các vùng nuôi thủy sản an toàn theo hướng liên kết, thí điểm và nhân rộng mô hình nuôi ứng dụng công nghệ cao.
Ưu tiên và tập trung triển khai thực hiện các dự án về giống, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản, hệ thống quan trắc, giám sát môi trường, quản lý dịch bệnh và thú y thủy sản 3 huyện biển Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú.
Trong khai thác thủy sản, sẽ thực hiện cơ cấu lại tàu khai thác ven bờ, hạn chế các ngư cụ và phương tiện khai thác lạm sát nguồn lợi thủy sản và hủy hoại môi trường sinh thái biển.
Đồng thời, sẽ triển khai các chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề và việc làm để ổn định cuộc sống
. Thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển khai thác xa bờ, phát triển mô hình tổ, đội khai thác thủy sản trên biển. Hỗ trợ nâng cao năng lực khai thác, chuyển đối tượng, mùa vụ, ngư trường khai thác theo hướng khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế, thị trường tiêu thụ tốt và hỗ trợ áp dụng kỹ thuật, công nghệ giảm thất thoát sau thu hoạch.
“Cùng với thực hiện quy hoạch, chuyển đổi nuôi trồng và khai thác cho phù hợp hơn, việc hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua, bảo quản, chế biến thủy sản đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến và áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất tiên tiến, kết hợp tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn kết chế biến, tiêu thụ với sản xuất nguyên liệu đảm bảo nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường;
Ưu tiên phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng... cũng là những vấn đề hết sức quan trọng sẽ được thực hiện trong thời gian tới” - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT khẳng định.
Đến năm 2020, ổn định diện tích nuôi thủy sản 46 - 47 ngàn héc-ta, trong đó nuôi thâm canh 8 - 10 ngàn héc-ta, sản lượng đạt 250 - 300 ngàn tấn, gồm các đối tượng chủ lực như tôm sú, tôm chân trắng, nghêu, cá tra và tôm càng xanh.
Tổng số tàu thuyền khoảng 5 ngàn chiếc, trong đó tàu khai thác xa bờ 2 ngàn chiếc; sản lượng đánh bắt giữ ổn định 160 ngàn tấn/năm.
Related news
Mới chớm mùa Đông, nhiều nơi trên địa bàn huyện Quản Bạ có nhiệt độ lạnh về đêm, thường xuyên có sương muối dày đặc vào buổi sáng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất; trong đo, việc bảo vệ đàn trâu, bò luôn là mối quan tâm của đồng bào nơi đây. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc và vật nuôi.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, diện tích cây cao su toàn tỉnh bị thanh lý và chặt bỏ là 1.749 ha. Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: "Ngành cao su không nên chạy theo diện tích mà nên đi vào hướng thâm canh, tăng năng suất, tăng hiệu quả. Đặc biệt là tìm cách chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu".
Nhiều thương lái thu mua cua biển ở Cà Mau khẳng định, không có chuyện cua biển Cà Mau “bò” ra các vỉa hè ở Hà Nội hay trên Sài Gòn với giá siêu rẻ.
Hiện toàn huyện có gần 6.000 đàn ong, bình quân mỗi đàn cho 3 lít mật/năm, tập trung nhiều ở các xã Giàng Chu Phìn, Thượng Phùng, Xín Cái, Pải Lủng, Sủng Trà và thị trấn Mèo Vạc... Thời điểm này, các chủ ong đang bắt đầu thu hoạch mật ong với sản lượng đạt khá cao.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi dần trở thành ngành chủ lực của tỉnh, góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Tuy nhiên, với những vướng mắc đang tồn tại đã khiến ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn và cần có giải pháp hữu hiệu để vực dậy lĩnh vực này.