Phát Triển Mạnh Nghề Nuôi Chim Cút

Ông Phạm Văn Hoàng, Chi hội trưởng Chi Hội nông dân khu phố 3, phường Tân Định, TX.Bến Cát (Bình Dương) cho biết, nghề nuôi chim cút tại khu phố phát triển mạnh khoảng 4 năm trở lại đây. Để đạt hiệu quả kinh tế cao, khu phố đã thành lập Tổ chăn nuôi chim cút và nhận được sự hưởng ứng của các hộ chăn nuôi.
Những năm trước, khi chăn nuôi cút gặp khó khăn về giống, Hội Khuyến nông huyện Bến Cát (nay là TX.Bến Cát) đã hỗ trợ vay vốn 200 triệu đồng cho 10 hộ gia đình trong tổ. Bên cạnh đó, hội còn thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên môn nhằm đưa kiến thức khoa học cho nông dân áp dụng vào chăn nuôi để đạt kết quả cao...
Ông Hoàng cũng cho biết, đến nay số lượng đàn chim cút ở khu phố 3 khoảng 300.000 con; trong đó hộ nuôi nhiều nhất lên đến 40.000 con, hộ nuôi ít nhất từ 3.000 - 5.000 con.
Related news

Từ một nông dân chuyên đi cày thuê với 3ha đất phèn, nông dân Út Huy - (Võ Quan Huy, ngụ xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, Long An) đã có trong tay số đất rộng gấp 300 lần diện tích ban đầu.

Đó là nhận định của ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (NAFIQAD) khi nói về tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở Cà Mau không dừng lại ở việc trồng lúa mà còn kết hợp với nhiều mô hình khác, đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo nên sắc thái riêng ở nơi tận cùng Tổ quốc.

Xuất khẩu cả chục tấn lá chanh sang thị trường châu Âu thu về cả triệu USD. Nhiều vùng, lá chanh vốn chỉ để làm gia vị gà luộc nay thành hàng hót, giá cả trăm ngàn/kg.

Ở làng hoa Gò Vấp, không ai không biết đến anh Lê Minh Định (sinh năm 1972, ngụ P.9, Q. Gò Vấp). Bởi anh đạt được điều mà nhiều người mong muốn là vừa giữ nghề, vừa làm giàu từ nghề, đồng thời anh cũng được xem là “truyền nhân” tiêu biểu của làng hoa nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn.