Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển mạnh hơn chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ

Phát triển mạnh hơn chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ
Publish date: Tuesday. November 24th, 2015

Ông đánh giá như thế nào về việc phối hợp giữa Hà Nội và các tỉnh trong kiểm soát chất lượng nông sản thời gian qua?

Ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) trao đổi với NTNN

- Có thể nói trong 3 năm, chương trình phối hợp giữa Hà Nội và các tỉnh đã đi vào thực chất hơn.

Ở nơi sản xuất, các tỉnh, thành phố đã tổ chức sản xuất sơ chế, chế biến áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trên quy mô HTX.

Từ đó, sản phẩm đảm bảo an toàn có chứng nhận được đưa về bán tại các cửa hàng, siêu thị ở Hà Nội.

Tại điểm đến, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội đã làm tốt công tác giám sát, kiểm tra sản phẩm đến, kịp thời phát hiện một số sản phẩm có vấn đề về chất lượng và thông báo với các các tỉnh để truy xuất nguồn gốc.

Sau các sự cố, gần đây hầu hết các sản phẩm đưa về Hà Nội đều đảm bảo an toàn.

Mặc dù đã đạt được kết quả như ông nói, song các địa phương còn không ít băn khoăn khi "bắt tay" hợp tác với nhau...

- Điểm yếu cần phải khắc phục trong chương trình hợp tác này là lượng sản phẩm được kiểm soát còn hạn chế.

Hiện nay mới kiểm soát được một số chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn cho Hà Nội.

Do đó thời gian tới, việc giám sát, phối hợp xử lý cần phải tăng cường hơn nữa, từ công tác kiểm nghiệm, thông tin báo cáo, truy xuất, triệu hồi sản phẩm mất an toàn.

Chúng tôi hy vọng rằng chương trình này sẽ mở rộng ra nhiều tỉnh hơn và có nhiều hơn nữa sản phẩm cung ứng theo chuỗi an toàn để hình thành thị trường tiêu thụ sản phẩm an toàn có xác nhận tại thủ đô.

Qua đó sản phẩm không rõ nguồn gốc sẽ dần dần bị triệt tiêu.

Bộ NNPTNT đang triển khai đợt cao điểm hành động về ATTP, theo ông Hà Nội cần phải tập trung vào nhiệm vụ gì?

- Đợt cao điểm này được tiến hành từ nay đến hết Tết Bính Thân 2016, trọng tâm là xử lý triệt để tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Bên cạnh đó, phát triển mạnh hơn nữa các chuỗi liên kết giữa nơi tiêu thụ nông sản lớn và nơi cung ứng.

Hà Nội và TP.HCM được coi là 2 địa phương trọng điểm trong đợt cao điểm này vì 50% lượng nông sản tiêu thụ tại Hà Nội và 70% tại TP.HCM là từ các địa phương khác.

Bên cạnh quản lý chuỗi sản xuất trên địa bàn, Hà Nội còn phải liên kết quản lý sản phẩm của các tỉnh.

Theo đánh giá, nguy cơ sản phẩm sản xuất để cung ứng cho thị trường thành phố lớn mất an toàn cao hơn rất nhiều so với tự cung tự cấp hay sản xuất lưu thông cho địa bàn xã, huyện.

Do đó, Hà Nội và các tỉnh phải đẩy mạnh tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến theo quy trình an toàn.

Đồng thời cơ quan nhà nước phải lấy mẫu kiểm tra, xác nhận sản phẩm an toàn để thông báo cho người dân.

Xin cảm ơn ông!


Related news

Cần hỗ trợ người chăn nuôi để phát triển bền vững Cần hỗ trợ người chăn nuôi để phát triển bền vững

Cần hình thành các mô hình chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm, từ chăn nuôi - giết mổ - buôn bán sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; đồng thời ưu tiên phát triển các nguồn giống tốt và rút ngắn thời gian nghiên cứu các ứng dụng khoa học về chăn nuôi, sớm đưa vào sản xuất để góp phần hạ giá thành.

Thursday. July 9th, 2015
Đối thoại về sản xuất và liên kết thị trường trong lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa Đối thoại về sản xuất và liên kết thị trường trong lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa

Hội nghị giúp nông dân có thêm kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa. Sáng 7/7, tại UBND xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị tư vấn, đối thoại trực tiếp với nông dân các xã: Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai về lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa ngoài vùng dự án với chủ đề: “Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh và liên kết phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa theo chuỗi giá trị bền vững”.

Thursday. July 9th, 2015
Mường La (Sơn La) phát triển nuôi dê Mường La (Sơn La) phát triển nuôi dê

“Cách đây 5 năm, tôi đầu tư 5 triệu đồng, mua 2 con dê sinh sản. Đến nay, đàn dê phát triển lên 21 con, trị giá gấp trên 10 lần lúc đầu tư. Nuôi dê không mất tiền chi phí thức ăn, chỉ bỏ công lao động là có lãi. Hằng năm, bán 4 - 5 con dê đực giống (trị giá 4 triệu đồng/con). Nhờ vậy, gia đình tôi đã thoát nghèo”. Đó là câu chuyện của chị Lường Thị Hậu, bản Lâm, xã Chiềng San (Mường La - Sơn La), một trong nhiều hộ dân ở Mường La mạnh dạn đầu tư nuôi dê.

Thursday. July 9th, 2015
Ớt Lâm Đồng bất ngờ lên cơn sốt Ớt Lâm Đồng bất ngờ lên cơn sốt

Giá ớt tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bất ngờ tăng vọt lên 30.000 đồng/kg giúp nhiều nông dân có thu nhập khá

Thursday. July 9th, 2015
Cảnh báo tình hình sâu bệnh hại lúa hè – thu Cảnh báo tình hình sâu bệnh hại lúa hè – thu

Đầu vụ lúa hè - thu 2015, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhưng hiện nay lại xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại lúa. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã kiểm tra đồng ruộng, đồng thời khuyến cáo nông dân các biện pháp phòng, trị.

Thursday. July 9th, 2015