Phát Triển Cây Ngô Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Với lợi thế về đất đai, khí hậu, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lâu nay vẫn là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo của cả nước.
Tuy nhiên, thời gian gần đây việc sản xuất, tiêu thụ lúa gạo gặp nhiều khó khăn, giá cả bấp bênh.
Trong bối cảnh này, việc chuyển đổi một phần diện tích hay giảm bớt vụ trồng lúa kém hiệu quả tại ĐBSCL sang các cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn, đặc biệt là cây ngô là rất cần thiết, phù hợp với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Với mục tiêu trên, dự án “Xây dựng mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp” ở ĐBSCL đã được Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam - Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Nông nghiệp thực hiện.
Việc triển khai dự án bước đầu đã cho thấy những kết quả khả thi khi toàn bộ 20 ha ruộng mô hình với các giống NK7328, NK66, NK67 tại xã Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An bước vào thời điểm thu hoạch với những trái ngô đặc hạt vàng óng hứa hẹn một vụ mùa “chắc như bắp”.
Mặc dù gặp một số điều kiện bất thuận như nắng hạn, không có mưa vào thời điểm xuống giống, cuối vụ mưa nhiều nhưng với sự chăm sóc đầy đủ của bà con, cây ngô vẫn phát triển rất tốt, lá xanh, bắp to, ít sâu bệnh, chứng minh khả năng sinh trưởng tốt, tiềm năng năng suất cao của các giống ngô này trên đồng đất địa phương.
Ông Lê Quý Kha, Phó Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam khẳng định, đây là mô hình thành công. “Chúng tôi khuyến khích bà con chuyển đổi những vùng đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác hiệu quả hơn, mà cụ thể là cây ngô để nâng cao lợi ích kinh tế”, ông Kha cho biết.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An cũng cho biết, ba loại cây trồng được xác định là chủ lực trong công cuộc chuyển đổi đất lúa của Long An là ngô, vừng và đậu tương, trong đó ngô được xác định là cây trồng quan trọng.
Related news

Với tiềm năng về thuỷ sản với hơn 220.000 ha nuôi tôm, trong đó có trên 5.000 ha tôm nuôi công nghiệp, tuy nhiên, gần đây có gần 400 ha tôm bị bệnh mà nguyên nhân được ngành chức năng xác định là do dịch bệnh, tôm bị nhiễm độc. Yêu cầu thực tế đặt ra là tìm một hướng đi mới nhằm đa dạng hơn nữa nghề nuôi tôm.

Có 7 hộ gia đình tại các xã An Cư, An Nghiệp, An Xuân, An Ninh Tây và thị trấn Chí Thạnh tham gia dự án. Với tổng kinh phí hơn 575 triệu đồng, trong đó nguồn vốn khoa học công nghệ của huyện hỗ trợ hơn 111 triệu đồng, dự án đã được đầu tư nguồn con giống ban đầu 40 con, gồm 33 heo cái và 7 heo đực.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gio Linh (Quảng Trị), tại Hợp tác xã Phước Thị, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh có 10ha nuôi cá nước ngọt, đang trong thời kỳ phát triển, thời gian qua đã xảy ra hiện tượng cá chết rải rác (chủ yếu là trắm cỏ), với trọng lượng bình quân 1kg/con do bị bệnh viêm ruột và xuất huyết.

Hiện tượng rụng trái non trên cây có múi như cam, quýt, chanh và nhiều loại cây khác là một hiện tượng tự nhiên bình thường. Ở một số loại cây như xoài, nhãn... tỉ lệ trái non bị rụng phổ biến tới trên 90%. Tuy vậy, nếu bị rụng quá nhiều sẽ làm giảm năng suất trồng trọt và cần có các biện pháp hạn chế hiện tượng này.

Ngày 28-4, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Hà Tĩnh cho biết, thời gian gần đây, nhiều ngư dân ở huyện ven biển Lộc Hà đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm kiếm những nguồn lợi thủy sản mới như ốc mỡ, sứa biển góp phần bù đắp sự thiếu hụt của các nguồn lợi thủy sản truyền thống, như mực, cá cơm, ruốc, cá trích…