Phát Triển Cà Phê Bền Vững
Trong chiến lược phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020, cà phê được xác định là cây mũi nhọn, góp phần xoá đói giảm nghèo cho hàng nghìn hộ dân, nhất là tại huyện Mường Ảng.
Thực tế thì nhiều năm qua, nhờ trồng cà phê mà không ít gia đình phất lên nhanh chóng; cà phê bán ra nước ngoài thu về nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước, làm giàu cho tỉnh. Nhận thấy giá trị kinh tế to lớn từ cây cà phê, bà con đã chủ động khai hoang, phục hoá, tích tụ đất đai trồng với quy mô lớn, diện tích cũng như năng suất ngày càng tăng. Tuy nhiên, giống như nhiều cây công nghiệp khác, đầu mùa thu hoạch cà phê thường giá bán rất cao, khi vào chính vụ giá giảm dần. Điệp khúc “được mùa rớt giá” cứ liên tục xảy ra.
Nhiều hộ dân trồng cà phê thương nhân tích lũy cà phê đều rơi vào tình cảnh khóc dở mếu dở. Trước thực trạng đó, mới đây, Sở Nông nghiệp - PTNT phối hợp với UBND huyện Mường Ảng tổ chức hội thảo phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2012, nhằm đẩy mạnh liên kết trong quá trình sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm, nâng giá trị thu nhập cho người trồng cà phê.
Các ý kiến đại biểu tập trung bàn thảo việc liên kết “4 nhà” trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm; xây dựng vùng nguyên liệu bền vững; chính sách hỗ trợ cho người trồng cà phê... Những ai đang “sống” vì cà phê thực sự quan tâm đến sự kiện này. Tuy nhiên, khi hội thảo kết thúc, không ít đại biểu vui buồn lẫn lộn. Và buồn nhất có lẽ là hàng nghìn hộ dân trồng cà phê. Vì rằng, hội thảo vẫn đưa ra những vấn đề “vĩ mô”, chung chung, đang là kế hoạch mà chưa thực sự đi vào cụ thể như dân cần.
Xin nhắc lại rằng, giống cà phê catimo trồng trên đất Mường Ảng thực sự thơm ngon. Tuy năng suất thấp nhưng giá trị kinh tế cà phê catimo thường cao gấp 2 - 3 lần (tính theo giá xuất khẩu) so với cà phê Tây Nguyên. Hiện tại, giá cà phê tươi được thương lái thu mua tại Mường Ảng chỉ 6.000 - 7.000 đồng/kg (bằng 50 - 60% so với đầu mùa và lúc cao điểm của năm ngoái).
Mường Ảng hiện có 1.407ha cà phê kinh doanh, năng suất bình quân 15 tấn quả tươi/ha, tổng sản lượng 21.105 tấn. Nếu tính mức giá 12.000 đồng/kg (lúc cao điểm) thì giá trị kinh tế từ cây cà phê mang lại là 253,2 tỷ đồng. Vậy nhưng, do giá rớt thê thảm, hiện nay bà con bán 6.000 đồng/kg thì giá trị kinh tế của 21.105 tấn cà phê chỉ thu gần 126,6 tỷ đồng.
Với một huyện nghèo thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ như Mường Ảng mà chỉ riêng mất giá cà phê đã thất thu cả trăm tỷ đồng, đây là bài học đắng lòng cho nhà quản lý cũng như người trồng cà. Một vài năm tới, khi toàn bộ 3.118ha cà phê bước sang giai đoạn kinh doanh, nếu giá cả tiếp tục bấp bênh thì người trồng cà lại thua đơn thiệt kép.
Lý do xảy ra tình trạng cà phê “được mùa rớt giá” là vì chưa có doanh nghiệp cam kết đứng ra bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Tại “vựa” cà phê Mường Ảng đang xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán, mạnh ai người đấy được. Cà phê phát triển nóng, phá vỡ quy hoạch đã dẫn tới tình trạng thừa nguyên liệu, thiếu đầu ra. Chất lượng cà phê kém do khâu chọn giống ươm, trồng không theo khuyến cáo, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp.
Kinh tế hội nhập, nhu cầu đòi hỏi chất lượng cà phê ngày càng cao, đáp ứng tiêu chuẩn gắn với bộ chứng chỉ quốc tế về cà phê. Trong khi đó, cà phê Mường Ảng từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản, sơ chế ban đầu... đều đang “làm theo kinh nghiệm”. Do đó, để cà phê Mường Ảng phát triển bền vững, không “thua trên sân nhà”, các cơ quan quản lý, chỉ đạo, điều hành và mỗi người dân phải nhanh chóng loại bỏ được những hạn chế, khuyết điểm nêu trên mới mong xây dựng “thương hiệu” bền vững cho cây cà phê.
Related news
Mức giá hồ tiêu đầu năm 2014 tưởng được coi là kỷ lục với 145 ngàn/kg, nhưng đến tháng 7 còn lên tới 190 ngàn/kg. Giá tiêu càng hấp dẫn, nhiều nhà vườn càng chạy đua trồng tiêu.
Nếu lấy mốc thời gian năm 1996 (thời điểm Công ty Agifish xuất khẩu container cá basa đầu tiên vào thị trường Mỹ) để đề cập đến quá trình phát triển của một sản phẩm quốc gia thì đến nay, nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL đã “ngót nghét” gần 20 năm. Trong quãng thời gian ấy, có hàng chục ngàn người làm giàu một cách nhanh chóng, nhà máy chế biến thủy sản ra đời như “nấm mọc sau mưa”.
Từ chỗ toàn ngành chỉ XK được 11 triệu USD, không đủ cho việc nhập vật tư thiết bị cho SX trong nước, đến nay đã XK khoảng 6,5 tỷ USD; từ chỗ cả ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản chỉ cung cấp được 600.000 tấn thủy hải sản cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, đến nay đã SX trên 3 triệu tấn.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông lâm ngư (KNLN) Thừa Thiên Huế Bùi Thị Hải Yến cho biết, gần đây đơn vị thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép mang lại hiệu quả khả quan. Mô hình nuôi tôm sú-rong câu trong ao nước lợ thực hiện thí điểm trong năm 2014 mang lại kết quả như mong đợi. Ưu điểm của mô hình là giãn khoảng cách vụ nuôi, tác động tương hỗ giữa thực vật (rong biển) và động vật (tôm) đến môi trường, hạn chế tối đa dịch bệnh và mang lại lợi nhuận cao.
Theo thông báo của Tổng cục Quản lý Vệ sinh, An toàn và Chất lượng Thực phẩm quốc gia (SENASICA) Mexico, kể từ ngày 29/7, hàng hóa của các nước có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản, nhập khẩu vào Mexico phải tuân theo quy định mới về kiểm dịch.