Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Bền Vững Giống Lúa Lai

Phát Triển Bền Vững Giống Lúa Lai
Publish date: Saturday. August 2nd, 2014

Với những đột phá về năng suất, chất lượng và ưu thế nổi bật của lúa lai, sử dụng các giống lúa lai trong sản xuất là ứng dụng thành tựu khoa học nông nghiệp quan trọng của nhân loại. Tại Việt Nam, lúa lai đã được ứng dụng vào sản xuất từ giữa những năm 90 của thế kỷ 20.

Từ chỗ phụ thuộc vào nguồn giống lúa lai nhập khẩu từ nước ngoài, việc sản xuất hạt giống lúa lai F1 cũng đang từng bước được các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân nước ta làm chủ. Tuy nhiên, để sản xuất hạt giống lúa lai trong nước phát triển bền vững, cần có cơ chế hỗ trợ các địa phương đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến hạt giống lúa lai năng suất, hiệu quả và tiêu chuẩn chất lượng tốt.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cần điều chỉnh tăng quy mô Dự án khuyến nông về phát triển mô hình sản xuất hạt giống lúa lai F1 giai đoạn 2014 - 2016 từ 2.500 ha lên 4.000 ha để có thể đạt mục tiêu 10.000 - 11.000 tấn giống lúa F1 vào năm 2016, đáp ứng tối thiểu khoảng 70% số diện tích gieo cấy lúa lai trong nước.

Ðồng thời cho phép lập dự án khuyến nông giai đoạn 2015 - 2017 về phát triển mô hình máy sấy giống tại các vùng sản xuất giống tập trung, trước mắt là các điểm sản xuất hạt giống lúa lai F1 để đáp ứng đủ nhu cầu sấy giống, hạn chế rủi ro và thất thoát trong khâu thu hoạch và bảo quản giống.

Nhằm có giải pháp đồng bộ phát triển lúa lai bền vững, ổn định, người nông dân mong muốn các doanh nghiệp với vai trò then chốt là "bà đỡ", hỗ trợ nông dân, đầu tư thiết bị, khoa học kỹ thuật để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng giống lúa lai.

Bên cạnh đó, chương trình bảo hiểm nông nghiệp cần quan tâm, hỗ trợ nông dân phí tham gia bảo hiểm nông nghiệp, nhằm hạn chế rủi ro khi thực hiện lĩnh vực sản xuất này.

Khi có cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bộ, đúng địa chỉ, hạn chế cao nhất những rủi ro, sẽ tạo dựng được sự gắn bó của nông dân với việc sản xuất hạt giống lúa lai, từ đó lúa lai mới phát triển bền vững trên đồng đất Việt Nam.


Related news

Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Lợi Nhuận Cao Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Lợi Nhuận Cao

Mô hình nuôi tôm càng xanh của anh đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 6 lần so với trồng lúa đã được phổ biến để giúp bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2014, anh được Hội Nông dân tỉnh bình chọn là nông dân tiêu biểu cấp tỉnh, được đề nghị UBND tỉnh tặng thưởng bằng khen.

Saturday. October 18th, 2014
Thu Hoạch Tôm Thẻ Chân Trắng Thu Hoạch Tôm Thẻ Chân Trắng

Nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) nuôi thử nghiệm mô hình này bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ. Ngày 14/10, ngành chức năng của huyện phối hợp với hộ nuôi tiến hành thu hoạch tôm. Kết quả bước đầu khá thành công.

Saturday. October 18th, 2014
Đồng Tháp Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Tra Chất Lượng Cao Theo VietGAP Đồng Tháp Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Tra Chất Lượng Cao Theo VietGAP

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 90 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra (trong đó có 01 trung tâm giống cấp tỉnh và 05 trại giống cấp huyện), ngoài ra còn có khoảng 2.000 hộ ương giống. Hằng năm cung cấp hơn 2 tỷ con cá tra giống, khiến Đồng Tháp trở thành một trong những địa điểm cung cấp giống cá tra hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Saturday. October 18th, 2014
Hà Nội Tăng Liên Kết Trong Cung Ứng Thủy Sản An Toàn Hà Nội Tăng Liên Kết Trong Cung Ứng Thủy Sản An Toàn

Tổng diện tích mặt nước có tiềm năng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của toàn TP là hơn 30.800ha, chưa kể mặt nước của các con sông. Thực hiện Chương trình phát triển NTTS, hàng năm, TP đầu tư từ 15 - 20 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển vùng NTTS tập trung, đảm bảo môi trường, dịch bệnh và ATTP như xây dựng hạ tầng, cung cấp thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học. Đến nay, toàn TP có trên 200 vùng nuôi có quy mô diện tích từ 30 - 200ha và hàng ngàn trang trại NTTS.

Saturday. October 18th, 2014
Con Tôm “Lững Lờ” Do Xuất Khẩu Chững Lại Con Tôm “Lững Lờ” Do Xuất Khẩu Chững Lại

Chưa có năm nào diện tích nuôi thuỷ sản ở tinh Sóc Trăng lại tăng mạnh như năm nay. Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2014 trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 60.000 ha trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha.

Saturday. October 18th, 2014