Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gắn sản xuất nông nghiệp với bảo vệ môi trường

Gắn sản xuất nông nghiệp với bảo vệ môi trường
Publish date: Wednesday. November 4th, 2015

Ông Võ Đồng Hoành, ở ấp 1, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng để bỏ vào hố tập trung.

Gắn bó với công việc đồng áng đã hơn 50 năm, ông Võ Đồng Hoành, ở ấp 1, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, thực sự ngán ngẩm với vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu trên ruộng.

Hồi tưởng lại khoảng thời gian hơn chục năm trước, khi ấy ông có thói quen vứt vỏ chai, bao bì xuống ruộng sau khi pha thuốc.

Nhưng cũng không ít lần chợt bắt gặp hình ảnh những con cá nhỏ lượn lờ yếu ớt xung quanh vỏ chai, nhiều con nằm thoi thóp như sắp chết.

Kể từ đó, ông Hoành quyết tâm thay đổi thói quen sử dụng. 

“Khi ấy tôi chợt nghĩ, nếu cứ vứt xuống ruộng như thế trong thời gian lâu dài gây hậu quả như thế nào? Chưa kể nhiều loại thuốc khá độc chồng chất năm này qua năm khác trong môi trường sẽ ảnh hưởng đến con cháu mình ra sao? Từ đó tôi bắt đầu hành động và kêu gọi bà con gần nhà làm giống tôi.

Mỗi lần mang bọc thuốc ra ruộng thì cũng lấy cái bọc đó đựng vỏ bao bì đem về, gom lại một chỗ cách xa nhà để tiêu hủy.

Nhưng bây giờ thì tôi thấy phấn khởi lắm, khi có được mấy cái hố thu gom ở địa phương”, ông Hoành tâm sự.

Hiện trên 8 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đều có những hố thu gom vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật như thế.

Cách làm này bước đầu đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, tạo bước chuyển trong nhận thức của người dân.

Theo đó, cán bộ bảo vệ thực vật sẽ tiến hành thu gom và vận chuyển đến nơi tiêu hủy tập trung.

Mặt khác, các địa phương còn phối hợp với một số doanh nghiệp như Công ty TNHH Tân Thành, Tập đoàn Lộc Trời (Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang) để xây dựng thêm nhiều điểm thu gom.         

Bên cạnh đó, để hạn chế vấn đề lạm dụng thuốc trên cây trồng, cán bộ bảo vệ thực vật ở mỗi địa phương còn tích cực vận động nông dân tham gia nhiều lớp tập huấn sử dụng thuốc “bốn đúng”, và nhận được sự hưởng ứng cao từ bà con.

Bà Nguyễn Thị Lệ, ở ấp 8, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Nhờ được tập huấn mà tôi và mọi người trong ấp này đều biết được thế nào là sử dụng “đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách” để canh tác có hiệu quả, an toàn hơn.

Nông dân chúng tôi chuộng những cách làm như thế lắm; vừa giúp tiết kiệm được tiền vật tư mà ruộng lúa nhà mình vẫn xanh um.

Giờ đây, khi nghe nói về quy tắc bốn đúng là ai cũng thích”.

Từ đầu năm đến nay, Trạm Bảo vệ thực vật thị xã Long Mỹ đã tổ chức hơn 100 cuộc tập huấn cho nông dân về sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng mô hình công nghệ sinh thái trên đồng ruộng, trồng hoa để thu hút thiên địch; khuyến cáo bà con hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và chỉ dùng khi thật sự cần thiết...

Bà Võ Kim Lượng, Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật thị xã Long Mỹ, phấn khởi cho biết: “Phải nói là có sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của bà con.

Ở góc độ ngành chuyên môn, chúng tôi thực sự hài lòng với kết quả này.

Giờ đây, nông dân không chỉ nhận dạng và sử dụng có hiệu quả các loại thuốc đặc trị để tiêu diệt đối tượng gây hại, mà còn bảo vệ được thiên địch hữu ích trên đồng ruộng”.

Mỗi năm Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với ngành tài nguyên và môi trường, Hội Nông dân và các địa phương, tổ chức nhiều buổi tuyên truyền hướng dẫn nông dân bón phân, phun thuốc, các hoạt động thăm đồng cùng nông dân xử lý sâu bệnh.

Những biện pháp trên nhằm hướng đến việc thay đổi dần thói quen canh tác truyền thống của bà con, hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp  hiện đại, khoa học và an toàn.

“Riêng chương trình thu gom và tiêu hủy vỏ bao bì này ngành bảo vệ thực vật đã thực hiện khoảng 3 năm nay, số lượng vỏ chai thuốc, bao bì thu về tăng dần qua từng năm.

Trong vụ Đông xuân tới đây, chúng tôi còn tổ chức thêm nhiều buổi tập huấn IPM (Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp) nhằm góp phần nâng cao dân trí, hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu sản xuất nông nghiệp bền vững”, ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết.


Related news

Cty TNHH MTV Cao Su Krông Buk: Năng Suất Vườn Cây Cao Nhất Các Tỉnh Tây Nguyên Cty TNHH MTV Cao Su Krông Buk: Năng Suất Vườn Cây Cao Nhất Các Tỉnh Tây Nguyên

Công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk vừa tổ chức Đại hội đại biểu công nhân viên chức năm 2012. Trong năm qua, mặc dù gặp thời tiết bất lợi, vườn cây bị bệnh phấn trắng, giá cả vật tư tăng cao nhưng nhờ sự đoàn kết, năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh nên Cty vẫn đạt được những thành tích cao.

Tuesday. February 28th, 2012
Giá Thức Ăn Chăn Nuôi Tiếp Tục Giảm Giá Thức Ăn Chăn Nuôi Tiếp Tục Giảm

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNN, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sau khi giảm nhẹ trong tháng 1, vẫn tiếp tục ở xu hướng đi xuống trong tháng 2 này.

Tuesday. February 28th, 2012
Ứng Xử Ra Sao Với Vacxin CGC Ứng Xử Ra Sao Với Vacxin CGC

Sau khi NNVN đăng bài “Ứng xử ra sao với vacxin cúm gia cầm” của TS Bùi Quang Anh – nguyên Cục trưởng Thú y, nhiều lãnh đạo, chuyên gia trong ngành Thú y – chăn nuôi đã tiếp tục có ý kiến bày tỏ quan điểm về việc cần “ứng xử” và sử dụng vacxin như thế nào trong hoàn cảnh hiện nay.

Thursday. March 1st, 2012
Nuôi Cá Tầm Ở Kon Plông (Kon Tum) Nuôi Cá Tầm Ở Kon Plông (Kon Tum)

Nhiều người dân ở xã Hiếu, huyện Kon Plông (Kon Tum) đang quên thời gian, ăn ngủ cùng với những con cá tầm quý giá. Theo giá thị trường hiện nay, mỗi ký trứng cá tầm giá trên dưới 30 triệu đồng. Và với môi trường thiên nhiên thích hợp, Kon Plông là một trong rất ít nơi ở Việt Nam nuôi được cá tầm thương phẩm

Tuesday. August 16th, 2011
763 Ha Lúa Bị Nhiễm Rầy Trên Địa Bàn Quãng Ngãi 763 Ha Lúa Bị Nhiễm Rầy Trên Địa Bàn Quãng Ngãi

Hiện nay trên trà lúa vụ Hè thu 2011 đang giai đoạn đòng- trổ bông đang bị rầy nâu- rầy lưng trắng, bệnh chết cây lúa phát sinh gây hại. Theo tổng hợp của Chi cục BVTV tỉnh Quảng Ngãi, diện tích nhiễm rầy cả tỉnh đến nay là 763 ha, mật độ trung bình 750- 1500 con/m2, cục bộ nơi cao 3000- 5000 con/m2, rầy đang tuổi 2-3

Saturday. August 20th, 2011