Phát hiện mới về virus cúm gia cầm
Các nhà khoa học thuộc cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc (Mỹ) cùng các cộng sự trong khi phân tích máu của những bệnh nhân đã khỏi bệnh do virus cúm gia cầm H5N1, đã phát hiện một bộ phận của virus đã được hệ miễn dịch "nhìn" thấy một khi con người bị nhiễm bệnh.
Bộ phận đó là một protein của virus, được gọi là PBI-F2, được xác định như là một cái đích để cho hệ miễn dịch tấn công và làm đình chỉ sự lan tràn của virus.
Phát hiện này làm cơ sở cho việc điều chế văcxin mới phòng chống cúm H5N1.
Các nhà nghiên cứu đã làm thích ứng một kỹ thuật hiện hành bằng cách dùng những virus cải biến gen (thực khuẩn) để tạo nên một "thư viện gen” đại diện cho tất cả những protein đã được tìm thấy trong virus H5N1.
Các nhà khoa học đã trộn những đoạn gen này với những kháng thể từ 5 bệnh nhân Việt Nam đã khỏi bệnh cúm H5N1 và quan sát những đoạn gen nào đã thu hút những kháng thể của bệnh nhân.
Related news
Một vắc xin gia cầm được sử dụng phổ biến, vắc xin viêm phế quản truyền nhiễm Arkansas, chứa quần thể virus có sự thay đổi chút ít về mặt di truyền. Một dự án nghiên cứu tài trợ USPOULTRY đã phát hiện rằng điều này có thể giải thích do những phản ứng khác nhau được tìm thấy ở vắc xin này.
Theo báo cáo của trung tâm về trang trại Anh trong mục Biến đổi khí hậu thì gia cầm dễ gặp nguy hiểm đặc biệt đối với sự thay đổi khí hậu vì gà chỉ có thể chống chịu trong phạm vi nhiệt độ hẹp. Người chăn nuôi gia cầm cần quan tâm đến việc tạo sự thích nghi để giúp giảm chi phí, rủi ro và lợi nhuận trong tương lai.
Một nghiên cứu mới cho thấy virus cúm gia cầm có thể sống tới 2 năm trong xác các con gia cầm chết đã bị chôn.